Mẹ&Con – Bệnh bạch hầu trong những ngày qua ở tỉnh Bình Phước đang khiến dư luận hoang mang. Vậy ba mẹ đã biết cách phòng chống bệnh bạch hầu cho con mình hay chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé! Hà Nội, bé hơn 2 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem Phẫn nộ hàng triệu trẻ em Trung Quốc bị tiêm vắc xin hết hạn Cần làm rõ quy trình tiêm chủng khiến bé 5 tháng tuổi chết sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem ở Đồng Nai

Bệnh bạch hầu và những điều cần biết

Cách phòng tránh bệnh bạch hầu cho trẻ 5

Khi thấy các biểu hiện nghi ngờ bị bạch hầu nên đưa trẻ đi khám bác sĩ (Ảnh minh họa)

Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nên do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở cả người lớn nếu khả năng miễn dịch thấp.

Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân. Khả năng lây nhiễm tùy thuộc vào sự hiện diện của vi khuẩn sống độc lực trong các chất tiết gây hô hấp hay trong các tổn thương bạch hầu. Thời gian lây truyền của một người mang vi khuẩn thường là trong khoảng 2 tuần và hiếm khi kéo dài đến 4 tuần nếu không được điều trị kháng sinh.

Triệu chứng của bệnh:

– Sốt nhẹ, đau đầu.

– Sổ mũi, ho.

– Viêm họng giống như viêm amidan, dẫn đến khó thở.

– Biếng ăn.

– Da trở nên xạm đen, hay hồi hộp, đánh trống ngực.

– Xuất hiện màng giả có màu trắng ngà ở trong họng, thanh quản, mũi. Trường hợp nặng có thể gây nên những biến chứng và ảnh hưởng đến tính mạng.

Cách phòng chống bệnh bạch hầu

Cách phòng tránh bệnh bạch hầu cho trẻ 6

Đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh bạch hầu. (Ảnh minh họa)

Bệnh bạch hầu là một trong những bệnh nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

– Trẻ phải được tiêm phòng DPT hay DTaP đúng theo lịch của chương trình tiêm chủng quốc gia.

– Đối với trẻ ngoài 7 tuổi, phụ huynh có thể đưa trẻ đi tiêm phòng bạch hầu tại phòng khám bệnh Trung tâm Bệnh nhiệt đới và các cơ sở Y tế dự phòng. Nhưng chỉ tiêm phòng khi trẻ ở trong trạng thái sức khỏe bình thường.

– Thường xuyên rửa tay cho bé bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày.

– Cách ly với người mắc bệnh để tránh lây lan.

– Đảm bảo phòng ngủ của trẻ được thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

– Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hãy trang bị cho mình những kiến thức về bệnh bạch hầu để đề phòng dịch bệnh cho con, mẹ nhé!

Tags:

Bài viết liên quan