Tùy vào từng vùng miền thì cách nấu bún riêu cua cũng biến đổi vô cùng đa dạng và phong phú. Tại Nam Bộ, hương vị của bún riêu cua có nét đặc trưng rất độc đáo mà bạn nên thử một lần. Mùa hè này, bạn có thể tự nấu tại nhà món ngon này với cách nấu bún riêu cua miền Nam vô cùng đơn giản dưới đây.
Đặc trưng của món bún riêu cua miền Nam
Vì sao lại có cả cách nấu bún riêu cua miền Nam và bún riêu cua miền Bắc? Bởi lẽ, mỗi cách nấu khác nhau sẽ cho ra hương vị khác nhau.
Khác với bún riêu cua miền Bắc, cách nấu bún riêu cua miền Nam sẽ có phần nguyên liệu đa dạng hơn và mùi thơm nồng đặc trưng của ngò gai. Phần nước dùng phải là nước hầm xương để có vị ngọt tự nhiên. Phần riêu cua trong cách nấu bún riêu cua miền Nam không tơi ra mà được ép thành tảng dày, thành phần nguyên liệu không chỉ có cua thuần túy mà có cả thịt xay và trứng.
Vị chua từ món bún này phải từ me chín chứ không phải chanh. Nói chung, để nấu thành phẩm món bún riêu cua chuẩn vị Nam bộ khá là kỳ công, do đó bạn cần chuẩn bị đủ các nguyên liệu và tìm hiểu kỹ công thức cách nấu bún riêu cua miền Nam.
Cách nấu bún riêu cua đồng miền Nam
Phần chuẩn bị nguyên liệu cho món bún riêu cua hương vị miền Nam khá cầu kỳ. Nhưng những nguyên liệu này dễ tìm mua ở chợ hoặc siêu thị nên bạn đừng vội nản lòng nhé. Trước khi tìm hiểu cụ thể cách nấu món bún riêu cua miền Nam, cùng lên danh sách các nguyên liệu cần dùng nào.
Nguyên liệu
- 200 gram cua xay
- 150 gram chả lụa
- 2 quả trứng vịt
- 200 gram đậu hũ chiên nhỏ
- 300 gram bún tươi
- 500 gram chân giò heo
- 200 gram huyết heo
- 100 gram bò viên
- 3 quả cà chua
- Gia vị gồm: tiêu xay, hành tím, ớt băm, me, màu hột điều nước, màu gạch tôm, mắm tôm, chanh, ngò gai.
- Rau ăn kèm gồm: bắp chuối bào, rau muống bào, giá, tía tô, húng quế, kinh giới
Cách nấu bún riêu cua miền Nam ngon
- Cho chân giò heo vào nồi nước 1,5 lít rồi thêm gia vị gồm: muối, màu gạch tôm vào. Bật bếp hầm nước dùng trong 45 phút.
- Khi chân giò đã mềm, vớt ra để riêng. Vặn lửa nồi nước dùng thật nhỏ, cho cua đã lọc vào, dùng đũa khuấy nhẹ để riêu nổi thành từng mảng. Khi riêu nổi hết, vớt riêu ra để vào chén.
- Sau khi vớt riêu ra ngoài thì cho màu điều nước, đậu hủ, huyết, bò viên, cà chua vào. Đun cho nồi nước dùng sôi trở lại rồi vặn lửa liu riu.
- Riêu cua sau khi đã vớt ra thì cho 2 lòng đỏ trứng vịt, tiêu, hạt nêm vào khuấy đều.
- Mang đi chưng cách thủy khoảng 15 phút cho riêu chín. Cắt riêu thành từng phần nhỏ vừa ăn.
Hoàn thành và thưởng thức
- Gia giảm lại gia vị cho vừa miệng.
- Bún trụng sơ qua nước sôi rồi cho vào tô.
- Lấy muỗng múc huyết heo, đậu hũ, bò viên, riêu cua xếp lên trên. Thêm miếng chả, chân giò heo vào và chan nước dùng lên trên.
- Rắc thêm ít hành phi, ngò gai xắt nhuyễn. Khi dùng ăn kèm các loại rau thơm, giá.
- Trong cách nấu bún riêu cua miền Nam, khi nêm nếm không thể thiếu mắm tôm có pha nước me cùng ít đường và ớt băm.
Lưu ý trong cách nấu bún riêu cua miền Nam
Để nấu được bún riêu cua ngon và chuẩn vị Nam khi áp dụng cách nấu bún riêu cua miền Nam như trên, bạn nên lưu ý một số điểm sau:
- Chân giò và huyết heo là nguyên liệu không thể thiếu trong cách nấu bún riêu cua miền Nam.
- Nguyên liệu quan trọng khác là dầu màu điều – nguyên liệu này sẽ giúp tô bún được đẹp và ngon hơn.
- Riêu cua nên trộn chung với lòng đỏ trứng vịt để tạo được vị thơm ngon đặc biệt và đặc trưng của miền Nam
- Mắm tôm kèm me được xem là hương vị đặc biệt mang lại cho món bún riêu vị đậm đà, thơm hơn.
- Để tiết kiệm thời gian, bài viết trên đây sử dụng cua xay sẵn. Nếu có thời gian cho việc nấu nướng, bạn có thể mua cua sống về và xay làm riêu sẽ ngon hơn.
Khám phá ngay:
Bún riêu chay từ đậu nành
Với những tín đồ ăn chay hoặc muốn “đổi gió” sang những món thanh đạm mà vẫn muốn thử cách nấu bún riêu cua miền Nam thì “vào việc” ngay công thức bún riêu chay không cần cua này. Nguyên liệu cũng khá đơn giản từ đậu nành kết hợp với cách nấu bún riêu cua miền Nam nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ chất đạm cho cơ thể.
Với thành phần chính là sữa đậu nành, món bún riêu chay sẽ đảm bảo được dinh dưỡng cho cơ thể. Một số lợi ích từ sữa đậu nành gồm:
- Lượng protein có trong sữa đậu nành rất cao mà không có lactose
- Bên cạnh đó sữa đậu nành còn chứa ít chất béo bão hòa, cung cấp các khoáng chất như sắt, kẽm… cho cơ thể.
- Đậu nành có chứa nhiều vitamin như E, A, K… rất tốt cho làn da và sức khỏe cho chị em phụ nữ.
- Đạm có trong làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, rất tốt cho những người bị tim hoặc bệnh mạch vành, cải thiện bệnh lý tim mạch.
- Tốt cho người bị loãng xương, ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.
Cách nấu bún riêu miền Nam không cần cua
Bún riêu chay từ sữa đậu nành là một gợi ý mới mẻ, hay ho và thú vị cho cả gia đình. Chỉ với nguyên liệu đơn giản và cách làm rất dễ, bạn sẽ có ngay một tô bún riêu chay đầy đủ dinh dưỡng từ sữa đậu nành. Nếu bạn đã từng thử qua cách nấu bún riêu cua miền Nam thì Mẹ và Con tin chắc rằng bạn sẽ dễ dàng trong việc nấu bún riêu không cần cua đấy nhé!
Nguyên liệu cần có:
- 1 lít sữa đậu nành
- 60 ml nước cốt chanh hoặc nước cốt tắc
- 2 quả cà chua chín đỏ
- 200 gram đậu hũ bi
- Nấm hoàng kim hoặc nấm đông cô
- Tàu hủ ky cây chiên giòn
- Gia vị gồm có: Nước mắm chay, hạt nêm chay, đường, muối, củ kiệu tươi xắt nhỏ
- Bún tươi, rau thơm các loại
Các bước sơ chế
- Cà chua rửa sạch cắt múi cau
- Đậu hũ bi mua về chiên sơ lại cho vàng đều
- Nấm, các loại rau thơm, giá ăn kèm rửa sạch, để ráo nước
- Sữa đậu nành tự nấu hoặc mua sẵn ở ngoài cũng được
Xem thêm: Các món bún nước dễ làm
Cách làm riêu từ sữa đậu nành
- Cho sữa đậu nành vào nồi nấu với lửa nhỏ cho đến khi sữa bắt đầu sôi lăn tăn thì hãm lửa liu riu lại.
- Sau đó cho 60 ml nước cốt chanh vào đun với lửa vừa.
- Sữa đậu nành bắt đầu kết tủa, dùng muỗng đảo nhẹ.
- Khi phần nước bắt đầu trong, không còn màu sữa, sữa đã kết tủa hết thì chúng ta bắt đầu vớt phần riêu ra.
- Vớt phần riêu đậu ra rây rồi dùng muỗng ấn nhẹ phần riêu đậu để nước được ra hết, để riêu nguội bớt.
- Để riêng phần nước đậu để nấu nước dùng ở bước sau.
Cách nấu nước dùng bún riêu
- Cho 1 muỗng canh dầu ăn, 2 muỗng canh phần dầu điều cho vào chảo. Phi củ kiệu tươi xắt nhỏ cho thơm. Khi kiệu đã thơm, cho cà chua cắt múi cau vào đảo đều.
- Cho gia vị gồm muối, đường, hạt nêm, nước mắm chay vào nồi, tiếp tục đảo đều cà chua.
- Sử dụng nước đậu vừa mới lấy riêu ra để làm nước dùng. Để nước đậu sôi liu riu thì cho hỗn hợp cà chua đã xào gia vị vào. Đun nồi nước dùng sôi trở lại.
- Thả phần riêu đậu vào nồi, giảm lửa vừa để riêu không bị vỡ. Đun đến khi riêu nổi lên
- Cuối cùng là cho nấm đông cô, đậu hũ chiên, tàu hủ ky cây vào và đun sôi lại.
- Nêm nếm lại cho vừa vị là xong.
Hoàn thành và thưởng thức bún riêu chay
- Bún tươi sau khi đã trụng sơ cho ra tô.
- Múc nước dùng cho vào tô kèm riêu đậu, cà chua, nấm, đậu hũ, tàu hũ ky cây. Cuối cùng là cho giá, các loại rau thơm ăn kèm lên trên. Chuẩn bị thêm một chén muối ớt để khi cần dùng thêm.
- Món bún riêu cua chay chuẩn vị sẽ có vị thanh nhẹ, ngọt ngọt, chua chua của cà chua, vị bùi của đậu phụ. Nước dùng ngọt sâu, tròn vị, màu sắc bắt mắt.
Lưu ý khi nấu món bún riêu chay từ đậu nành
Để món bún riêu chay đậm vị khi áp dụng cách nấu bún riêu cua miền Nam như trên, bạn nhớ lưu lại một vài mẹo nhỏ như:
- Nên xào qua một chút để nấm được dậy mùi.
- Phần riêu từ sữa đậu nành khi vớt ra nên thao tác nhẹ nhàng để tránh riêu bị vỡ, khi hoàn thành sẽ không được đẹp mắt.
- Bạn có thể dùng me để thay thế nước cốt chanh hoặc tắc
- Nếu muốn thêm chao, bạn nên thêm ở bước cuối cùng trước khi tắt bếp. Không nên cho sớm vì nấu lâu sẽ gây ra mùi khó chịu, mất đi vị thanh mát của món ăn.
Cách nấu bún riêu cua miền Nam không chỉ có riêu cua và đậu hũ mà còn thêm cả huyết heo cùng bò viên hoặc một vài nguyên liệu theo mùa khác. Bạn có thể nấu theo cách trên hoặc cách nấu bún riêu khác như bún riêu chay từ đậu nành. Chúc bạn thành công.