Mẹ&Con – Cấu trúc màng nhĩ trẻ sơ sinh còn non nớt, mỏng manh. Nếu mẹ không biết cách lấy ráy tai cho trẻ thì rất dễ dẫn đến những tổn thương có thể ảnh hưởng tới thính lực của bé. Dưới đây là những mẹo giúp mẹ xử lý ráy tai cho bé an toàn, không gây đau đớn. Giải đáp thắc mắc "có nên dùng máy hút ráy tai không?" Nhìn màu ráy tai, đoán “trúng phóc” bệnh bạn đang mắc phải Hơn 12.000 trẻ em nhập viện mỗi năm vì bông ráy tai

Ráy tai giúp bảo vệ đôi tai của bé khỏi vi khuẩn, các bào tử nấm, côn trùng và nước. Tuy nhiên, khi ráy tai được tạo thành, đọng lại không thoát ra ngoài được cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng tai. Càng nguy hiểm hơn nếu mẹ không biết cách lấy ráy tai cho trẻ an toàn khiến tai con trầy xước, thậm chí còn vô tình đẩy ráy tai vào sâu hơn, gây bít tắc ống tai, cản trở thính lực, trầm trọng hơn là làm tổn thương màng nhĩ hoặc tai giữa. Do vậy, mẹ đừng bỏ lỡ những kiến thức về vệ sinh và chăm sóc đôi tai của con trong bài viết dưới đây nhé!

Chỉ vệ sinh ở vùng tai ngoài

Ráy tai là chất sáp tự sinh ra trong ống tai. Ở trẻ nhỏ, ráy tai sau khi được tạo thành sẽ khô lại hoặc vón cục mang theo những chất bẩn kết bên trong nó và di chuyển ra tai ngoài của bé. Vì vậy, khi vệ sinh tai cho bé, mẹ chỉ cần vệ sinh ở vùng tai ngoài, tránh ngoái sâu vào bên trong dễ gây tổn thương cho màng nhĩ.

Dùng nước muối sinh lý

Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước ấm hoặc một số loại dung dịch giúp làm tan ráy tai cho bé nhỏ vào ống tai, ráy tai sẽ được đẩy ra ngoài. Lúc này, việc vệ sinh của mẹ sẽ dễ dàng hơn, mẹ chỉ cần lau nhẹ vành tai bên ngoài của bé là tai đã được vệ sinh sạch sẽ mà không gây tổn hại đến cơ quan nhạy cảm này.

cách lấy ráy tai cho trẻ 

Cách lấy ráy tai cho trẻ an toàn tại nhà. (Ảnh minh họa)

Không dùng tăm bông, vật nhọn

Dùng tăm bông, móng tay hay các vật nhọn, cứng khác không chỉ làm tai con dễ bị tổn thương mà còn vô tình đẩy ráy tai vào sâu bên trong hơn.

Tốt nhất, mẹ chỉ cần dùng một chiếc khăn bông mỏng, mềm lau nhẹ xung quanh vành tai bé. Sau đó, mẹ có thể xoắn nhẹ một góc của chiếc khăn, từ từ đưa sâu vào bên trong tai và tiếp tục xoắn lại. Ráy tai sẽ theo đường xoắn của chiếc khăn và ra ngoài. Chiếc khăn mềm sẽ không làm hại đến màng tai của bé mà ráy tai vẫn được làm sạch.

Đưa bé đến chuyên khoa tai mũi họng để lấy ráy tai

Tất cả các biện pháp vệ sinh và chăm sóc tai trên đây chỉ có thể thực hiện ở vùng tai ngoài mà thôi. Do vậy, cách lấy ráy tai cho trẻ sạch và an toàn nhất vẫn được các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em khuyên là hãy đến các cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để loại bỏ ráy cho bé. Bởi lẽ, non nớt trong kỹ thuật loại bỏ ráy tay cho trẻ nhỏ có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm như: rách ống tai ngoài, rách màng nhĩ, thậm chí gây tổn thương cả mê nhĩ ở tai trong và não.

Tags:

Bài viết liên quan