Mẹ&Con – Bánh tro, bánh gio, bánh ú tro hay bánh nẳng là một loại bánh được làm với thành phần chính là gạo nếp ngâm qua nước tro và gói lá đem luộc chín trong nồi. Bánh ú tro là món không thể thiếu được trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết Đoan Ngọ. Tết Đoan Ngọ và những thắc mắc thường gặp của nguời Việt Những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ Tết Đoan Ngọ và tục ‘giết sâu bọ’ của người Việt

Cách làm bánh ú tro cúng Tết Đoan Ngọ 5

Bánh ú tro là món không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. (Ảnh minh họa)

Theo Đông y, bánh ú tro có vị nhạt, tính mát ăn dễ tiêu, thích hợp nhất đối với trường hợp già yếu, trẻ em, người có chứng bệnh nóng sốt âm ỉ… Bánh không những trung hòa bớt độc hại trong ăn uống để bảo vệ sức khỏe trong ngày Tết Đoan Ngọ mà còn cả thời gian sau đó, giúp thanh nhiệt lợi tiểu, thải độc cho cơ thể…

Nguyên liệu làm bánh ú tro (Dành cho 5 người ăn)

– 500g gạo nếp

– ½ bát đậu xanh

– Lá tre

– Dây lạt

– Đường, muối, nước tro

Sơ chế nguyên liệu làm bánh ú tro:

– Gạo nếp vo thật sạch rồi đem ngâm vào chậu nước lạnh cho chút muối, ngâm qua đêm khoảng 5-6 tiếng.

– Đậu xanh đãi sạch vỏ và rửa sạch, ngâm 1-2 tiếng trước khi gói bánh.

– Lấy ra một bát con nước tro đã mua sẵn, hòa với 1 lít nước lọc. Sau 5-6 tiếng ngâm gạo, chắt đổ nước đi, đổ nước tro với nước lọc vào ngâm tiếp 20-22 tiếng trước khi gói bánh. Khi ngâm, bạn hãy thử lấy hạt gạo nếp bóp nhẹ, nếu hạt gạo vỡ ra là đã ngấm đủ nước tro.

– Sau khi ngâm gạo đủ, bạn xả gạo qua nước cho sạch, sau đó xóc với muối và để vào rổ cho ráo hết nước.

Các bước làm bánh ú tro:

Cách làm bánh ú tro cúng Tết Đoan Ngọ 6
Bánh ú tro nhân đậu xanh. (Ảnh minh họa)

Bước 1: Đậu xanh sau khi ngâm xong đổ vào nồi, thêm nước lọc ngập mặt đậu và luộc chín.

Bước 2: Sau khi đậu chín, cho 3 thìa cà phê đường vào, dùng muôi gỗ đảo nhanh để hạt đậu nhuyễn mịn. Đổ đậu xanh ra chảo, để lửa nhỏ sau đó tiếp tục đảo đều cho đến khi đậu hơi se khô lại thì tắt bếp, để nguội.

Bước 3: Lá tre rửa sạch rồi cho vào nồi chần sơ cho lá mềm để dễ gói hơn.

Bước 4: Đậu xanh sau khi đã nguội thì vo thành từng viên tròn nhỏ để làm nhân bánh tro.

Bước 5: Lấy gạo và đậu xanh ra để chuẩn bị gói bánh. Xếp 2 lá tre lên nhau sao cho 2 lá hơi lệch nhau 1 chút. Sau đó cuộn đầu lá thành hình cái phễu, phần dưới đuôi lá phải kín chặt để gạo không rơi ra.

Bước 6: Lá sau khi gói thành hình phễu, đổ khoảng 2 muỗng gạo nếp vào trước, cho nhân đậu xanh vào và múc tiếp gạo nếp đổ vào đến khi che phủ hết đậu xanh là được, lấy thìa nén chặt.

Bước 7: Gấp phần lá vào cho thật kín và gói lại bằng dây chun. Cứ làm cho đến khi hết nguyên liệu rồi lấy dây xâu bánh lại thành từng dải dài 5 chiếc bánh.

Bước 8: Lấy nồi đủ to để luộc hết chỗ bánh, cho nước ngập mặt bánh, chờ nước sôi thì thả bánh vào luộc chín. Khoảng 1,5 đến 2 tiếng tùy theo kích thước nhỏ hay lớn của bánh, sau khi bánh ú tro chín lập tức lấy ra xả qua nước lạnh và bỏ vào rổ để ráo nước.

Lưu ý khi làm bánh ú tro

Cách làm bánh ú tro cúng Tết Đoan Ngọ 7

Ảnh minh họa

– Thành phẩm phải có phần gạo trong và dính liền, ăn dẻo thơm, nhân đậu xanh bùi ngọt.

– Bạn có thể mua nước tro được bán sẵn ngoài chợ.

– Phần nhân đậu xanh tùy gia đình bạn thích ăn ngọt bao nhiêu để thêm lượng đường tùy thích.

– Khi luộc bánh nếu cạn nước, hãy chế thêm nước sôi vào luộc, nếu chế nước lạnh hạt gạo dễ bị sượng.

Chúc bạn thực hiện thành công món bánh ú tro!

Tags:

Bài viết liên quan