Mẹ và Con - Món bánh phồng tôm mang ý nghĩa sung túc, đủ đầy. Nếu gia đình bạn cũng có truyền thống thêm bánh này vào mâm cúng ngày Tết hãy tham khảo ngay cách làm bánh phồng tôm tại nhà sau đây để thể hiện lòng thành với tổ tiên và cầu một năm mới an khang, thịnh vượng nhé!

Theo quan niệm của ông bà xưa, thêm bánh phồng tôm vào mâm cúng sẽ mang ý nghĩa tài lộc. Đồng thời mong muốn mọi chuyện tốt đẹp đều phát triển và “phồng” lên suốt cả năm. Đây cũng là loại bánh truyền thống và rất dễ làm. Bạn có thể tự thực hiện tại nhà những chiếc bánh phồng tôm tại nhà với cách làm bánh phồng tôm cực đơn giản sau. 

Cách làm bánh phồng tôm ngon tại nhà

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 300gr bột năng
  • 100gr bột mì đa dụng
  • 300gr tôm tươi
  • 4 quả trứng
  • 20gr tỏi
  • 500gr nước ấm
  • 5gr bột nở
  • 40gr đường
  • 10gr bột ngọt
  • Ít muối biển
  • Hành lá
  • 15gr tiêu xay (có thể dùng tiêu sọ để tăng hương vị)
  • Dầu ăn

Cách chọn tôm tươi ngon

  • Cách làm bánh phồng tôm có ngon hay không phụ thuộc rất lớn vào cách chọn nguyên liệu, một trong số đó là tôm. Cùng học cách chọn tôm tươi ngon sau đây nhé!
  • Tôm tươi ngon sẽ có chân màu trong suốt và dính chặt vào thân tôm. Không mua tôm có chân đã chuyển sang màu lỏng lẻo
  • Bạn chú ý mua tôm có phần thân hơi cong, thịt săn chắc vỏ tôm nguyên vẹn và đầu tôm dính chặt vào thân 
  • Không mua tôm có phần đuôi xòe ra, lỏng lẻo  mất vây đuôi và không xếp gọn vào nhau. Vì có thể tôm đã bắt lên đã lâu hay đã ngâm qua chất bảo quản

Cách làm bánh phồng tôm

Bước 1: Ướp tôm và hấp tôm

  • Tôm đã mua về các bạn cắt bỏ râu rửa sạch rồi ướp tôm với ½ muỗng muối, ½ muỗng bột ngọt và 1 muỗng rượu trắng 
  • Tiếp đến các bạn cho tôm vào nồi cùng 2 muỗng canh nước rồi bật lửa lớn hấp tôm đến khi tôm chuyển sang màu cam lửa, thân tôm co lại chữ C là được

Mách nhỏ

Bạn nên đảo đều tôm trong khi hấp và châm thêm nước nếu thấy nồi nước cạn, để tôm không bị khô sau khi hấp.

Bước 2: Xay thịt tôm

Khi tôm đã luộc chín xong thì các bạn lột sạch vỏ, lấy phần chỉ đen rồi đem hết tôm đi xay nhuyễn cùng với 20gr tỏi.

Mẹo lấy chỉ đen tôm nhanh:

  • Các bạn nên đếm ngược từ đuôi tôm lên rãnh thứ 2 nối giữa 2 đốt vỏ tôm. Tại vị trí đó bạn xuyên tăm qua và kéo nhẹ phần chỉ đen của tôm ra bên ngoài. Tiếp đến các bạn dùng dao xẻ nhẹ trên lưng tôm, rồi bạn cũng có thể dùng tăm để lấy chỉ tôm ra ngoài một cách đơn giản
  • Thêm một cách khác mà bạn không cần phải xẻ lưng tôm, các bạn có thể dùng tăm khơi ngay phần đầu của thân tôm ra sẽ thấy cọng chỉ màu đen rồi dùng tay nhẹ nhàng rút sợi chỉ đen ra ngoài một cách dễ dàng
  • Bạn nên cắt bỏ phần thịt tôm bị dính gạch, không dùng phần gạch tôm vì sẽ làm bánh phồng bị vàng khi chiên

Bước 3: Trộn bột

  • Các bạn trộn đều 300gr bột năng với 100gr bột mì đa dụng
  • Sau đó các bạn đổ từ từ 500gr nước ấm vào tô bột, rồi khuấy đều cho bột mịn rồi để hỗn hợp bột nghỉ 15 phút

Mách nhỏ:

  • Bạn có thể thêm bột mì sẽ giúp cho việc tráng bánh dễ dàng hơn
  • Nếu không có bột mì đa dụng các bạn có thể thay thế thành bột mì số 8
  • Ở một cái tô khác, bạn lấy 4 lòng trắng trứng gà đánh tán đều rồi cho 5gr bột nở vào đánh tan một lần nữa
  • Khi lòng trắng trứng đã đánh xong và bột đã nghỉ đủ 15 phút thì các bạn đổ lòng trắng trứng vào tô bột rồi đánh đều lên thêm

làm bánh phồng tôm

Bước 4: Trộn tôm vào bột

  • Bạn đổ phần tôm xay vào  tô bột rồi đánh bột thật đều tay và kỹ để tôm và bột đều vào nhau
  • Tiếp đến các bạn cho hành lá vào và tiếp tục đánh kỹ cho hành lá phân tán đều trong tô bột

Mách nhỏ:

  • Các bạn nên lọc kỹ phần thịt tôm để hỗn hợp được mịn bằng cách trước khi cho hành lá vào bạn đổ hỗn hợp bột và tôm qua rây, rồi tán thịt tôn thêm lần nữa để tôm mịn (khi đánh cùng bột sẽ đều hơn nhiều)
  • Bạn trộn hành với ít dầu để khi tráng bánh, phần hành vẫn giữ được màu xanh
  • Có thể chiên thử một ít bột trước để kiểm tra và nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn
  • Cuối cùng là bạn cho 15gr tiêu trắng vào và trộn đều là hỗn hợp bột đã hòa thành

Bước 5: Tráng bánh

  • Bạn bắc một cái chảo chống dính rồi để lửa lớn, đợi đến khi chảo nóng thì bạn cho thêm 1 muỗng canh dầu ăn vào tráng đều khắp bề mặt chảo. Đợi đến khi dầu nóng thì bạn đổ dầu ra ngoài
  • Dùng khăn giấy lau bớt dầu trên bề mặt chảo rồi để lửa vừa
  • Sau đó các bạn múc 1 vá bột rồi tráng đều, mỏng trên bề mặt chảo. Sau đó các bạn đậy nắp lại đợi đến khi bánh chín thì vớt ra, cứ làm như vậy đến khi hết bột là hoàn thành

Mách nhỏ:

  • Bạn có thể tráng trước thử 1 lần để biết được độ dày mỏng của bánh. Sau đó có thể điều chỉnh lại lượng bột cho phù hợp hơn
  • Trước khi múc bột đổ vào chảo, các bạn hãy khuấy bột trong tô thật kỹ để bột không bị lắng xuống dưới
  • Bạn hạ lửa vừa, không hạ lửa nhỏ quá nếu không chảo sẽ giảm nhiệt độ đột ngột và bị nguội tráng
  • Trước khi múc bột đổ vào chảo, bạn hãy khuấy bột trong tô thật kỹ để bột không bị lắng xuống dưới
  • Hạ lửa vừa không hạ lửa nhổ nếu không chảo giảm nhiệt độ đột ngột, bị nguội tráng bánh không được
  • Các bạn phải tráng bánh chín nếu không khi chiên bánh sẽ bị sượng, cứng và ăn không ngon

Bước 6: Sấy bánh

  • Bạn hãy cắt nhỏ những lớp bánh vừa mới được tráng sao cho đủ ăn
  • Tiếp đến các bạn trải đều lên khay, và cho vào lò sấy ít nhất là 10 tiếng với 50 độ C. Bên cạnh đó, các bạn có thể phơi bánh ít nhất 1 ngày (nắng to)

Mách nhỏ:

  • Bạn nên sấy bánh cho thật khô, nếu không khi chiên bánh sẽ không phồng lên. Vì bánh càn khô khi chiên sẽ càng phồng lên
  • Sau khi sấy có thể dùng liền nhưng ngon nhất là để ở nhiệt độ phòng 2 – 3 ngày rồi đem chiên

Thành phẩm

Bánh phồng tôm sau khi sấy sẽ rất giòn, các bạn có thể chiên bằng cách truyền thống (ngập dầu) hay dùng nồi chiên không dầu. Bánh sau khi chiên sẽ phồng to lên, giòn rụm và thơm đặc trưng mùi tôm. Vì thế rất phù hợp để chưng Tết. 

bánh phồng tôm

Hy vọng với cách làm bánh phồng tôm trên đây, các bạn sẽ có thêm một món ăn truyền thống để thêm vào mâm cúng ngày Tết. Chúc các bạn thành công nhé!

Bài viết liên quan