Mẹ và Con - Bé trai thường có xu hướng "khó bảo" hơn bé gái. Tính cách ương bướng này là sự ẩn chứa khả năng độc lập, kiên cường. Nhưng làm sao để giúp con ngoan ngoãn hơn, lại vẫn giữ được sự tự tin, độc lập? Cùng tìm hiểu cách dạy con trai bướng bỉnh sau đây, mẹ nhé!

Chắc hẳn cha mẹ nào cũng đã từng ít nhất một lần nổi giận đùng đùng vì con bướng bỉnh không nghe lời, đặc biệt là các bé trai. Và khi cơn giận lên đến đỉnh điểm, hầu hết các bậc phụ huynh sẽ áp dụng cách dạy truyền thống của ông bà ta – “Thương cho roi cho vọt”. Tuy nhiên, các nhà tâm lý học cho biết, dùng bạo lực về tinh thần và thể xác không phải là cách dạy con trai bướng bỉnh mang lại hiệu quả. Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây nhé!

Bé trai như thế nào gọi là bướng bỉnh?

Để học được cách dạy con trai bướng bỉnh, cha mẹ cần biết được những đặc điểm của trẻ bướng bỉnh để quan sát xem con yêu của mình có thật sự không phải bé ngoan hay không, từ đó có thể tìm được phương pháp giáo dục phù hợp. Và những bé trai bướng bỉnh thường sẽ có những đặc điểm sau đây:

  • Thích được chú ý, mong muốn mọi người “phải” lắng nghe và thừa nhận quan điểm của mình
  • Dễ tức giận khi không vừa ý
  • Không kiểm soát được hành động và lời nói của mình khi giận dữ
  • Không thích nghe lời của cha mẹ và làm mọi chuyện theo ý mình
  • Thường bị phê bình là không ngoan khi ở trường
  • Thường xuyên làm anh/chị/em trong nhà phải khóc.

Tại sao các bé trai thường không ngoan?

Cách dạy con trai bướng bỉnh
Cách dạy con trai bướng bỉnh

“Trẻ em như tờ giấy trắng” nên không phải tự nhiên là những bé yêu của cha mẹ trở nên cứng đầu, bướng bỉnh. Và sau đây là những nguyên nhân phổ biến thường khiến con không muốn nghe lời bố mẹ:

  • Trẻ được nuông chiều quá mức: Con yêu được cưng chiều hết mực, muốn gì được nấy. Nếu người lớn không đáp ứng yêu cầu của con, trẻ sẽ cảm thấy thất vọng và ngay lập tức phản kháng, trở nên bướng bỉnh, ăn vạ, khóc lớn.
  • Trẻ bị tác động từ môi trường xung quanh: Không chỉ ở nhà, trẻ còn phải đến trường và môi trường học tập cũng góp yếu tố quyết định nhiều đến tính cách của trẻ thay đổi tích cực hay tiêu cực. Nếu bạn bè của con thường xuyên chửi thề, nói tục, xúi bậy… trẻ cũng sẽ có nguy cơ nhiễm những tật hư này.
  • Mâu thuẫn trong cách dạy con: Trẻ em rất tinh tường và nhạy bén. Con dễ dàng nhận ra được cha mẹ hoặc người lớn đang có mẫu thuẫn trong cách nuôi dạy con. Mâu thuẫn này lúc đầu sẽ khiến con hoang mang, nhưng khi hiểu và quen được, con sẽ lợi dụng điều này để đòi hỏi những gì có lợi cho bản thân. Và cũng từ đó trẻ sẽ có xu hướng vòi vĩnh và bướng bỉnh nhiều hơn.
  • Cha mẹ không làm gương: Cha mẹ là 2 người mà trẻ tiếp xúc nhiều nhất trong những năm đầu đời, vì thế con dễ dàng bắt chước theo những hành động, lời nói của nguời lớn vì chưa đủ nhận thức để phân biệt đúng – sai. Cho nên với những hành vi, cách cư xử chưa đúng mực giữa người lớn với nhau sẽ làm con học theo những thói hư tật xấu rất nhanh.
  • Cha mẹ gây áp lực lên trẻ quá nhiều: Nhiều người kỳ vọng quá mức vào con cái của mình và đặt ra những yêu cầu vượt quá khả năng của con. Điều này làm cho trẻ cảm thấy “ngạt thở”, áp lực và trở nên khó dạy bảo hơn. Thậm chí con còn trở tính ngang ngạnh, bất mãn.
  • Sống giữa “đòn roi”, mắng chửi: Nhiều bậc phụ huynh thường xuyên dùng bạo lực đối với trẻ và cho rằng đó là đang dạy con. Lâu dần trẻ sẽ bị ảnh hưởng xu hướng bạo lực mà trở nên ngang bướng, thậm chí phản kháng lại khi cảm thấy ức chế, không phục.

Trẻ bướng bỉnh là khi con sẵn sàng nói “Không” hoặc không làm hầu hết tất cả mọi thứ cha mẹ yêu cầu. Thậm chí trẻ còn thường làm những hành động trái ý và từ chối nghe những lời dạy bảo của cha mẹ hay người lớn khác.

Đối với những đứa trẻ bướng bỉnh, hầu hết các bậc phụ huynh đều phản ứng lại bằng bạo lực hoặc lời nói thậm tệ thì chỉ khiến thái độ của con càng thêm tiêu cực và hướng mọi chuyện đi quá xa. Cha mẹ có thể tham khảo những cách dạy con trai bướng bỉnh sau đây để biết nên làm gì để đối phó với những đứa trẻ không ngoan này.

Cách dạy con trai bướng bỉnh như thế nào?

Động viên, khen ngợi trẻ khi cần thiết

Thái độ cũng như cách đối xử của người lớn đối với trẻ cũng là nguyên nhân hình thành nên tính cách bướng bỉnh, khó bảo của con. Vậy nếu muốn thực hiện cách dạy con trai bướng bỉnh, cha mẹ nên cố gắng động viên và khen ngợi trẻ khi con đang hết mình thực hiện những hành động tốt đẹp nào đấy, dù cho đó là chuyện nhỏ nhặt. Đừng tức giận và gay gắt với trẻ khi con lỡ làm sai điều gì đó mà hãy từ tốn phân tích cho con hiểu vấn đề, mặt đúng và mặt sai ở đâu.

Cách dạy con trai bướng bỉnh như thế nào

Việc khuyến khích những hành vi tích cực của con sẽ làm chúng hiểu rằng đây là cách tốt nhất để đạt được sự chú ý hoặc những lời khen ngợi từ người khác. Đừng quên tặng trẻ những phần thưởng xứng đáng để giúp con hào hứng thêm, tuy nhiên đừng quá thường xuyên nhé.

Không nên cố bắt ép con làm điều chúng không thích

Trẻ nhỏ cũng có những tâm tư, nhu cầu và các sở thích riêng của mình, cha mẹ không nên bắt ép con phải làm theo ý mình mà không để ý đến cảm xúc của trẻ và tìm hiểu xem con có thật sự thích làm điều đấy hay không. Thói quen sai khiến này sẽ khiến cho trẻ có xu hướng nổi loạn và không muốn nghe lời hơn.

Kiên nhẫn lắng nghe và đừng tranh luận

Khi con đang trở tính ương bướng của mình lên, không chịu nghe lời người lớn, cha mẹ không nên vội vàng tức giận hoặc tranh luận căng thẳng với con hay đánh mắng trẻ, vì như vậy chỉ khiến tình hình thêm tệ hơn. Tốt hơn, lúc này phụ huynh nên chịu khó lắng nghe trẻ trình bày suy nghĩ của mình và tiến đến cuộc nói chuyện nhẹ nhàng với con.

Xem thêm: Dạy trẻ cách kiềm chế cảm xúc hiệu quả

Khi giao tiếp với những đứa trẻ cứng đầu, cha mẹ nên chú ý vào việc sử dụng giọng điệu cũng như ngôn ngữ cơ thể. Chúng ta có thể bắt đầu cuộc trò chuyện với con bằng cách hỏi một số câu như “Tại sao con lại tức giận như thế?”, “Con đang gặp vấn đề gì đúng không?”, “Con đang buồn phiền điều gì?”, “Con đang giận mẹ sao?”… Những câu hỏi đơn giản này sẽ giúp con trở lại bình tĩnh hơn và nhận ra rằng mình vẫn nhận được sự quan tâm từ cha mẹ.

dạy con trai bướng bỉnh

Trong quá trình nói chuyện với con, cha mẹ nên cố gắng quan sát và tìm ra những nguyên nhân khiến trẻ khó chịu, sau đó dùng sự dịu dàng của mình để giúp sự bướng bỉnh của con giảm xuống. Kiên nhẫn sẽ là chìa khóa tốt nhất giúp bạn kiểm soát tình hình và làm bạn với con dễ dàng hơn.

Không quan tâm đến những đòi hỏi không thỏa đáng của trẻ

Đôi khi việc đáp ứng quá nhanh bất cứ yêu cầu nào của trẻ cũng sẽ tạo cho trẻ thói hư là hay đòi hỏi và bướng bỉnh, khó dạy. Lúc này con biết rằng cha mẹ rất dễ dàng chiều chuộng theo những mong muốn của mình, nên khi không đòi hỏi được điều gì đó, chúng sẽ trở nên tức giận và la hét. Vì thế cách dạy con trai bướng bỉnh hiệu quả nhất là cha mẹ nên phớt lờ, không quan tâm đến những đòi hỏi không thỏa đáng của con.

Xem thêm: 10 giải pháp giúp trẻ kiểm soát cơn tức giận

Bên cạnh đó, trẻ em sẽ học hỏi rất nhiều thông qua những thói quen, hành vi ứng xử hàng ngày của người thân với bé nhất. Vì thế nếu như trẻ nhìn thấy cha mẹ cãi nhau hoặc có những lời nói không tôn trọng nhau, không lịch sự với nhau, chúng sẽ học theo rất nhanh. Và một trong những cách dạy con trai bướng bỉnh hiệu quả nhất đó là dành cho trẻ một mái ấm hạnh phúc, văn minh nhé!

Bài viết liên quan