Mẹ&Con - Không chỉ người lớn, trẻ sơ sinh cũng bị mắc viêm phế quản. Thậm chí, đây còn là căn bệnh có khả năng tử vong rất cao, đứng thứ hai chỉ sau bệnh tiêu chảy. Tham khảo một vài cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phế quản cấp tính tại nhà dưới đây để bảo vệ sức khỏe con yêu, mẹ nhé! Vấn đề thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh - Chương trình làm mẹ 8 thắc mắc thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh Những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Viêm phế quản ở trẻ là gì? 

Viêm phế quản ở trẻ thường gặp ở bệnh nhi dưới 1 tuổi. Đây là một bệnh lý của viêm đường hô hấp, trong đó niêm mạc bị viêm, phồng lên gây hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu cầu phế quản.

Bệnh do vi khuẩn, vi rút khơi phát và đứng đầu là vi rút Respiratoire Syncytial. Càng vào mùa lạnh, trẻ càng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phế quản. Biểu hiện trẻ bị viêm phế quản bao gồm: Sổ mũi, đau họng, ho (có thể kèm theo đờm). Là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm phế quản, cha mẹ cần hết sức lưu ý nắm bắt rõ những cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi chẳng may chúng mắc căn bệnh này.

viêm phế quản ở trẻ

Bệnh viêm phế quản thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi (Ảnh minh họa)

4 nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản ở trẻ em

1. Trẻ bị nhiễm khuẩn

Như chúng ta đã biết ở trên, bệnh viêm phế quản do vi khuẩn, vi rút khởi phát nên những trẻ đang mắc một số bệnh nhiễm khuẩn như: Sởi, cúm, hen suyễn, dị ứng, ho gà, viêm amidan… rất dễ bị viêm phế quản.

2. Trẻ sinh non

Những trẻ bị sinh non, suy dinh dưỡng cũng có khả năng mắc viêm phế quản cao hơn trẻ bình thường vì sức đề kháng yếu. Trường hợp này thường diễn tiến nặng đến viêm phổi.

3. Ô nhiễm không khí

Viêm phế quản là một bệnh lý của viêm đường hô hấp, điều này nói lên tại sao không khí lại đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định trẻ mắc viêm phế quản hay không. Không khí ô nhiễm, bụi bặm, có hơi hóa chất… khiến trẻ có nguy cơ cao đối diện với bệnh viêm phế quản.

4. Khói thuốc lá

Nếu trong nhà có người hút thuốc lá, hoặc để con tiếp xúc ở cự ly gần với những người thường xuyên hút thuốc… Chúng có thể bị viêm phế quản cấp tính khi tuổi đời còn quá nhỏ.

Viêm phế quản ở trẻ em là căn bệnh có khả năng tử vong rất cao, đứng thứ hai chỉ sau bệnh tiêu chảy. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ bị viêm phế quản trong những năm đầu đời khá nhiều, cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phế quản cũng khó khăn hơn cách chăm sóc trẻ lớn bị viêm phế quản.

Tuy nhiên, trẻ nhỏ với hệ hô hấp chưa hoàn thiện thường chỉ bị viêm phế quản cấp tính. Mẹ có thể tham khảo một vài cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phế quản cấp tính tại nhà như sau:

vải cotton sẽ giúp trẻ thoải mái

Quần áo được làm từ vải cotton sẽ giúp trẻ thoải mái, thấm hút mồ hôi (Ảnh minh họa)

1. Trẻ bị viêm phế quản vẫn phải bú mẹ đầy đủ. Nếu chúng không tự bú được, mẹ hãy vắt sữa ra bình. Khi bú mẹ, nên đặt trẻ nằm ngửa, đầu hơi cao. Trường hợp mẹ không có sữa, có thể cho bé ăn sữa công thức.

2. Hút mũi thường xuyên để dịch mũi không làm nghẹt, trôi xuống đường hô hấp. Trước khi cho con bú, mẹ cần lưu ý điều này.

3. Khử trùng mọi đồ vật liên quan đến trẻ như bình sữa, muỗng, chén… Không để đồ dùng của trẻ lẫn với các thành viên khác trong gia đình.

4. Không được hút thuốc ở gần trẻ, đồng thời cho trẻ tránh xa những nơi có khói than, khói bếp củi… Khói sẽ làm trẻ ho nhiều hơn.

5. Hạn chế đưa trẻ tới các nơi công cộng (trừ trường hợp bắt buộc) như đi xe bus, siêu thị, cửa hàng…

6. Nhà cửa, phòng ốc của trẻ phải thông thoáng, sạch sẽ. Hạn chế sử dụng máy lạnh (nếu sử dụng máy lạnh nên bật quạt thông giớ). Nhà có cửa sổ thì mở ra để đón không khí mát mẻ tự nhiên.

7. Cho trẻ mặc quần áo thấm hút mồ hôi, không nên mặc quá nhiều quần áo, bởi mồ hôi thấm ngược trở lại gây cảm lạnh.

8. Tránh cho người lạ hôn lên mặt trẻ, vì không ai biết chắc bản thân họ có đang mắc bệnh hay không.

9. Cách ly bé với những người bị cảm cúm, sổ mũi, ho, suyễn…

Khi nào phụ huynh cần đưa bé tới gặp bác sĩ?

Dù đã áp dụng những quy tắc chăm sóc trẻ sơ sinh chuẩn mực nhất, nhưng trên thực tế chúng ta không thể lường trước được những hậu quả mà căn bệnh này gây ra. Đưa con tới các cơ sở y tế gặp bác sĩ khi thấy bé ho nhiều hơn, sốt cao, mần ngứa, nổi ban trên da, tai bị giật hoặc đau, khớp bị sưng hoặc khi xuất hiện triệu chứng mới về đường hô hấp, hoặc tái phát triệu chứng cũ với tần suất ngày càng tăng.

Tags:

Bài viết liên quan