Mẹ và Con - cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng rất quan trọng, nó quyết định không chỉ tính thẩm mỹ mà cả sức khoẻ răng miệng của bạn về sau. 

Theo các chuyên gia, niềng răng hiện nay là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi, với mục đích chính là để khắc phục tình trạng hàm răng không được như ý muốn. Để đạt được kết quả tốt nhất, chúng ta phải cần tuân thủ đúng cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng. 

Theo đó, cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng, cũng như việc duy trì chế độ ăn uống phù hợp sau khi niềng răng là điều vô cùng quan trọng. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề răng miệng bạn có thể gặp phải như viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng.

Hôm nay, hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng nhé. 

cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng

Vì sao cần thực hiện đúng cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng ? 

Theo giải thích từ các nha sĩ, có rất nhiều các yếu tố bên ngoài như: đồ ăn, thức uống…sẽ gây nên những ảnh hưởng đến răng miệng của chúng ta, nếu như không được vệ sinh đúng cách.

Đặc biệt, đối với những người đang trong quá trình thực hiện niềng răng, thì cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng lại càng cần phải được thực hiện cẩn thận hơn rất nhiều lần so với người bình thường khác. 

Tính đến hiện nay, tồn tại rất nhiều các phương pháp niềng răng như niềng răng bằng mắc cài, niềng răng trong suốt. Tương ứng với mỗi loại sẽ có cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng khác nhau. Nhưng về cơ bản, tựu chung lại vẫn là phải vệ sinh răng sạch sẽ vào thời điểm trước và sau khi ăn, nhằm hạn chế tối đa việc thức ăn mắc vào kẽ răng, cũng như các thun buộc, nếu không được xử lý sẽ dễ hình thành mảng bám. 

Theo các chuyên gia, vi khuẩn tồn tại rất nhiều trong các mảng bám ở răng. Lúc này, các vi khuẩn sẽ hấp thu và được chuyển hóa thành acid gây nên tình trạng viêm nướu, sâu răng, viêm lợi… Chính vì lý do này, cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng được xem là việc làm vô cùng quan trọng để giúp chúng ta có được bề mặt răng dưới mắc cài khỏe đẹp sau khi tháo dụng cụ niềng ra khỏi răng. 

Xem Thêm: Thời điểm vàng niềng răng cho trẻ là khi nào ?

Vệ sinh răng niềng không đúng cách tìm ẩn nguy cơ gì ?

Như đã nói, việc vệ sinh răng miệng khi niềng răng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ nha chu. Ngược lại, nếu chúng ta bỏ qua cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng, thức ăn sẽ dễ dàng tồn đọng, và mắc kẹt trong mắc cài.

Lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng tích tụ mảng bám, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây hại phát triển. Theo đó, đây được xem là các tác nhân thúc đẩy vi khuẩn phản ứng với đường và tinh bột trong thức ăn, gây nên sự hình thành một loại acid có thể ăn mòn men răng dẫn đến việc sâu răng.

Không chỉ vậy, khi thức ăn dần dần được tích tụ lâu ngày quanh mắc cài, lâu ngày nó sẽ để lại vết ố vĩnh viễn ở trên răng của bạn, sau khi tháo mắc cài màu sắc răng sẽ rất mất thẩm mỹ. Theo các chuyên gia, thì đây được gọi là quá trình vôi hóa. Trên thực tế, những vết ố này gần như rất khó để có thể loại bỏ hoàn toàn.

Bên cạnh đó, nếu không áp dụng đúng cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng, chúng ta còn có thể đối mặt với một số vấn đề răng miệng gây ra bởi sự tích tụ mảng bám. Tính trạng này được gồm 3 giai đoạn:

  • Đầu tiên là viêm nướu. Khi mà mảng bám ngày càng tích tụ ở răng, sẽ gây nên kích ứng phần nướu xung quanh răng. Lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng chảy máu cũng như sưng tấy rất khó chịu.
  • Tiếp đến là tình trạng viêm nha chu. Nguyên nhân xuất phát từ việc mảng bám tích tụ cứng lại và trở thành cao răng. Điều này sẽ tạo các khoảng trống giữa nướu và răng, khiến cho cao răng ngày càng tích tụ nhiều hơn.
  • Cuối cùng, viêm nha chu có thể sẽ tiến triển thành túi vi khuẩn, gây nên tình trạng ăn sâu vào bên dưới khu vực nướu răng. Dẫn đến việc tấn công cũng như phá hủy xương cố định răng, đồng thời khiến cho những chiếc răng khỏe mạnh của chúng ta bị lung lay, thậm chí còn dẫn đến cả tình trạng mất răng.

Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng 

Chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp 

Theo các chuyên gia, để thực hiện đúng cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng, bạn nên chọn loại bàn chải lông mềm, với kích thích vừa với miệng, đồng thời đầu bàn chải phải thuôn để có thể len vào sâu bên trong. 

Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn loại kem đánh răng ít gây ê buốt cho răng, cùng với đó là loại kem có độ mài mòn không cao. Theo đó, bác sĩ khuyến cáo các bạn nên chọn loại kem đánh răng có chứa thành phần fluoride. Theo lý giải, đây được xem là thành phần có khả năng bảo vệ răng rất tốt. 

Mỗi lần vệ sinh răng niềng, các bạn cần thực hiện chải răng thật kỹ lưỡng, ít nhất là từ 2 đến 3 lần mỗi ngày, ngay sau các bữa ăn chính, đừng quên chải cả mắc cài. Các bạn nên đánh răng theo nguyên tắc chải dọc, xoay tròn trên tất cả các bề mặt của răng, bao gồm cả mặt ngoài lẫn mặt trong cũng như là mặt nhai của răng. 

Đối với việc vệ sinh phần mắc cài, các bạn nên chú ý vệ sinh cả phần cao, phần thấp lẫn phần bên của mắc cài để có thể lấy sạch thức ăn. Lưu ý, không quên làm sạch phần lưỡi của bạn bằng bàn chải nhé. 

Bởi lẽ, trên thực tế, có đến khoảng 70% vi khuẩn tập trung ở khu vực lưỡi. Do đó, việc chải lưỡi vô cùng quan trọng, góp phần đem lại cho bạn một hơi thở thơm mát tự tin. 

Làm sạch kẽ răng

Theo các bác sĩ nha khoa, bàn chải thông thường khó có thể làm sạch hoàn toàn vùng kẽ răng, do vậy bạn nên dùng bàn chải kẽ và áp dụng động tác đưa lên đưa xuống. Điều này sẽ giúp bàn chải cọ vào các mặt bên mắc cài để làm sạch hoàn toàn. 

Đối với những trường hợp mà vùng kẽ răng bàn chải không tới được, bạn hoàn toàn có thể sử dụng chỉ nha khoa khoảng 20 – 25 cm, luồn sợi chỉ qua dây cung và thực hiện động tác kéo ra kéo vào, hất lên hất xuống để làm sạch kẽ răng.

cách vệ sinh răng miệng sau khi niềng răng

Súc miệng bằng nước chuyên dụng 

Theo các chuyên gia, súc miệng chính là bước quan trọng trong cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng. Theo khuyến cáo, chúng ta nên sử dụng loại nước súc miệng có chứa fluoride, với chức năng dùng để để bảo vệ, giảm ê buốt răng và làm răng cứng chắc trong quá trình chỉnh nha.

Theo đó, các bạn có thể thực hiện súc miệng sau khi hoàn thành việc chải răng. Các bạn có thể dùng trực tiếp nước súc miệng, nếu không thì có thể pha loãng để bạn có thể cảm nhận được nồng độ nước súc miệng dễ chịu hơn. 

Cách dùng chỉ nha khoa khi niềng răng 

Theo các bác sĩ, đối với những trường hợp người đang niềng răng, câu hỏi chỉ nha khoa dùng như thế nào được xem là một trong những vấn đề được quan tâm rất nhiều. Bởi vì sự giới hạn về không gian khi có sự xuất hiện của mắc cài trong khoang miệng. 

Theo đó, việc dùng chỉ nha khoa khi niềng răng đòi hỏi ở các bạn rất nhiều sự kiên nhẫn, nhưng bù lại, điều này được xem là hoàn toàn xứng đáng với kết quả mà nó mang lại. 

Các bước thực hiện đúng cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng bằng chỉ nha khoa 

  • Bước 1: làm sạch răng, loại bỏ trước vi khuẩn và các mảng bám thức ăn trên bề mặt răng. Phải đảm bảo rằng, bàn chải đánh răng của bạn có thể chạm tới mọi bề mặt của răng. Bao gồm cả mặt ngoài, mặt trong, mặt trên cũng như bề mặt phẳng của vòm trên và vòm dưới.
  • Bước 2: chuẩn bị chỉ nha khoa với độ dài khoảng 30cm – 40cm, thực hiện quấn quanh hai đầu ngón tay trỏ. Lưu ý, để hạn chế việc bị đứt chỉ nha khoa, các bạn nên sử dụng loại chỉ mỏng nhưng bền chắc như superfloss với lớp xốp dày, hỗ trợ làm sạch răng một cách hiệu quả hơn. 
  • Bước 3: luồn chỉ nha khoa vào răng một cách cẩn thận và nhẹ nhàng. Thực hiện luồn chỉ nha khoa vào giữa các kẽ răng, và chỉ để sợi chỉ luồn quanh khu vực chân răng. Tiếp đến, các bạn di chuyển một cách nhẹ nhàng lên xuống dọc theo chiều dọc của các kẽ răng. Hành động này sẽ giúp loại bỏ mảng bám và mảnh vụn thức ăn còn bám lại.
  • Bước 4: tiếp tục chuyển phần chỉ nha khoa mới đến kẽ răng khác và thực hiện các thao tác tương tự như bước 3.
    Lưu ý, mỗi thao tác như thế cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng và chậm rãi. Theo đó, để đảm bảo làm sạch toàn bộ răng miệng khi niềng răng, các bạn cần tốn trung bình 10 phút đến 15 phút và đòi hỏi sự kiên nhẫn rất cao. 

Sau khi niềng răng cần làm gì? 

Lưu ý khi mắc cài bị bung sút  

Xuyên suốt quá trình niềng răng, có thể nói việc các mắc cài bị bung sút là điều rất dễ xảy ra. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng bung sút mắc cài thường được được cho là sử dụng các loại đồ ăn cứng, ví dụ như ăn ổi, ăn mía, gặm chân gà…sẽ rất dễ dẫn đến bung sút hoặc thậm chí gãy mắc cài khi niềng răng. 

Trong trường hợp mắc cài bị bung ra, các bạn cũng không cần phải quá trở nên hoảng sợ hay lo lắng. Lúc này, các bạn chỉ cần giữ chiếc mắc cài bị bung và liên hệ đến phòng khám nha khoa niềng răng để được hỗ trợ, cũng như hướng dẫn hoặc đặt lịch hẹn với bác sĩ để được gắn lại mắc cài lại cho bạn. 

Bên cạnh việc bung sút mắc cài, đôi khi còn xuất hiện tình trạng chuỗi dây cung cũng có thể bị nhô ra, cọ vào môi và má gây ra cảm giác đặc biệt khó chịu…Những lúc như thế, các bạn có thể sử dụng sáp nha khoa đặt vào các vùng bị xước để giảm sự khó chịu và lành vết xước nếu có. 

Lưu ý chế độ ăn sau khi niềng răng 

Theo các chuyên gia, trong quá trình niềng răng, chế độ ăn uống được xem là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo tính hiệu quả của việc điều trị.

Ăn uống đúng cách sẽ giúp hạn chế mắc cài bị bung. Theo đó, ở những tuần đầu tiên khi gắn mắc cài hay mỗi đợt tái khám siết răng, các bạn nên đặc biệt chú ý tuân thủ chế độ ăn các thức ăn mềm, cắt nhỏ và nhuyễn. 

Đối với những loại thực phẩm quá cứng thì nên nấu kỹ để giảm bớt lực nhai của răng.

Sau khi niềng răng cần làm gì

Sau khi niềng nên ăn gì? 

Các loại thực phẩm nên sử dụng khi niềng răng là: 

  • Các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa như: bơ mềm, phô mai, sữa chua cùng các loại bánh và thức uống làm từ sữa dinh dưỡng. 
  • Các sản phẩm có nguồn gốc từ trứng như: bông lan mềm, bánh flan, trứng luộc. 
  • Thức ăn được làm từ ngũ cốc như: bột ngũ cốc, đậu hũ, tàu hũ…
  • Các thức ăn giàu dinh dưỡng như: thịt bò, heo, gia cầm và hải sản. Đây được xem là những thực phẩm không thể thiếu và rất tốt sức khỏe cũng như răng miệng của mỗi chúng ta. 
  • Các loại rau củ quả: các loại rau củ có chứa hàm lượng vitamin, chất khoáng rất có lợi cho sức khỏe toàn thân kể cả răng miệng của mỗi chúng ta. 

Cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng: sau khi tháo niềng

Theo các chuyên gia, sau khi tháo niềng, các bạn vẫn phải thật sự cẩn thận. Từ việc ăn uống, cho đến việc tuân thủ một chế độ chăm sóc răng đúng cách không khác khi niềng răng để giúp răng ổn định với cấu trúc mới thay đổi.

Theo đó, sau khi niềng răng, chúng ta phải đeo hàm duy trì (hay còn được gọi với cái tên là máng duy trì trong suốt) với mục đích là để giữ răng cứng chắc, ổn định. 

Lúc này, các bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt việc đeo hàm duy trì trong ít nhất 20 giờ đồng hồ mỗi ngày. Mục đích là để giúp cho răng của bạn không gặp tình trạng xê dịch, cần chăm sóc răng và vệ sinh máng duy trì để đảm bảo răng khỏe mạnh. 

Bên cạnh đó, các bạn vẫn nên duy trì thói quen cắt nhỏ thức ăn. Theo các chuyên gia, khi chúng ta mới tháo niềng răng thì răng của chúng ta chưa hoàn toàn cứng chắc với sự thay đổi mới nên vẫn cần thiết thời gian định hình và cố định răng, cũng như khung xương hàm mới. 

Thế nhưng cũng đừng quá lo lắng. việc ăn uống lúc này sẽ có những thoải mái nhất định hơn so với khi còn đang niềng.

Lưu ý, mỗi tháng các bạn cần phải tuân thủ việc tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi và duy trì hàm răng đẹp hoàn mỹ sau khi tháo niềng. 

Và trên đây là tất cả những lưu ý về cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng. Mẹ và Con hy vọng rằng, với những chia sẻ hữu ích này, các bạn sẽ trải qua giai đoạn niềng răng thật thoải mái, suôn sẻ và có được một hàm răng như ý sau khi niềng. 

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.