Mẹ&Con – Khả năng ngôn ngữ của trẻ được hình thành ngay từ khi mới sinh ra. Để đảm bảo trẻ phát triển hoàn thiện, tránh tình trạng chậm nói so với những bạn đồng lứa bạn hãy đọc ngay những cách dạy bé tập nói dưới đây nhé.

Gọi tên bé

Trước khi bắt đầu nói chuyện, mẹ nên tạo sự chú ý bằng cách gọi tên bé. Đây là âm thanh bé thường xuyên được nghe nên cũng sẽ ghi nhớ lâu nhất.

Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý giao tiếp với trẻ bằng ánh mắt. Tránh tình trạng nói chuyện với bé nhưng lại nhìn sang chỗ khác, hoặc tệ hơn nữa là làm một việc khác. Bằng cách gọi tên và giao tiếp bằng mắt, bé sẽ dễ dàng đoán được ý câu nói của mẹ hơn.

Tạo cơ hội nói cho bé

Bé sẽ khó có thể nhanh biết nói, nếu không có cơ hội “thể hiện bản thân”. Vì vậy, Khi dạy bé tập nói, trước mỗi câu nói hay câu hỏi, mẹ nên dừng lại 10-15 giây để bé có thể tiếp chuyện hoặc nói lên những gì mình nghĩ.

Các cách dạy bé tập nói nhanh, hiệu quả mẹ nên biết 5

Mẹ cũng nên giới thiệu với con thêm nhiều từ mới mỗi ngày, đưa bé đi chơi, hoặc tạo thêm những tình huống mới để trẻ có thể học thêm từ.

Kể chuyện cho bé nghe

Mỗi tối trước khi đi ngủ, thay vì hát ru bé ngủ, vỗ về bé thì bạn có thể kể cho bé nghe một câu chuyện. Câu chuyện này không chỉ được kể một lần mà bạn có thể dùng để kể vào mỗi tối trước khi bé ngủ.

Một cách khác, trước khi đi ngủ bạn có thể dành thời gian để trò chuyện cùng bé, hỏi về những hoạt động trong ngày của bé. Cách này không những khuyến khích trẻ tập nói mà còn cho bé cảm giác được bố mẹ quan tâm, yêu thương.

Loại bỏ tiếng ồn không cần thiết

So với cuộc nói chuyện của mẹ, âm thanh sôi động từ tivi, hay máy nghe nhạc sẽ dễ thu hút trẻ. Vì vậy, khi dạy bé tập nói, mẹ nên loại bỏ những âm thanh không cần thiết để bé tập trung hơn.

Sao chép âm thanh của bé

Khoảng 3 – 4 tháng tuổi, những âm thanh o, a sẽ dần biến thành những tiếng bập bẹ. Đây là thời điểm mà bé làm quen với các từ như baba, dada.

Hãy thử bắt chước lại những âm thanh mà bé phát ra. Điều này không chỉ khuyến khích trẻ làm nhiều hơn mà còn bắt đầu dạy trẻ nói chuyện. Chờ cho đến khi bé nói xong, bạn hãy nói lại những tiếng tương tự mà trẻ vừa nói.

Đặt câu hỏi cho bé

Khi 6 tuần tuổi, bé sẽ quan tâm nhiều hơn đến mọi thứ xung quanh. Vì vậy, hãy bắt đầu đặt câu hỏi cho bé: “Con có đói không?”, “Con có muốn uống sữa không?”.

Hãy chỉ cho bé một vài thứ, ví dụ như: “Con nhìn kìa, một con mèo”, “Bà ngoại ở kia”… Khi bé lớn hơn, hãy nói thêm một vài chi tiết như: “Con nhìn kìa, chiếc xe màu đỏ” hoặc “Một ngôi nhà nhỏ”…

Nói đi đôi với hành động

Các cách dạy bé tập nói nhanh, hiệu quả mẹ nên biết 6

Các cách truyền thống thường được áp dụng đó là mẹ hoặc bố nói sau đó yêu cầu con nhắc lại. Thay vì thực hành theo phương pháp đó các bạn hãy nói đi đôi với hành động.

Ví dụ, khi mang giày cho bé bạn có thể nói: Nào, mẹ mang giày cho con nào. Hoặc mang giày đẹp đi chơi nào.

Và hành động mang giày này sẽ lặp lại nhiều lần, dần dần câu nói sẽ đi vào tiềm thức của bé, đến khi bé muốn được mẹ mang giày cho thì sẽ dùng ngay câu nói lúc bạn mang giày cho bé.

Tạo ra các cuộc hội thoại

Đừng để bé nói một mình và chỉ có hỏi bạn không thôi, các bậc cha mẹ nên hỏi những câu hỏi đơn giản và kiên nhẫn chờ bé trả lời để việc dạy bé tập nói được hiệu quả.

Tương tự như vậy, hãy luôn trả lời cho bé những gì bé quan tâm, bé hỏi. Sẽ kích thích ngôn ngữ và cả tư duy của bé. Không cần phải tạo ra những đọan hội thoại mà bạn có thể bình luận những gì thuộc về bé.

Chỉ vào đồ vật và gợi ý

Đây là cách dạy bé tập nói giúp bé học từ mới và nhớ lâu hơn. Thời gian rảnh cùng chơi với bé bố mẹ nên chỉ vào các đồ vật trong nhà, đọc tên các đồ vật đó lên, đồng thời có thể nhờ bé mang đồ vật đến cho mình để bé có cơ hội tiếp xúc và nhớ lâu.

Tạo cơ hội giao tiếp giữa trẻ và bạn cùng trang lứa

Bé sẽ tự do giao tiếp theo cách và vốn từ sẵn có của bé, mẹ sẽ không thể làm tăng vốn từ cho trẻ, tuy nhiên bé sẽ mạnh dạn hơn và nói được nhiều hơn khi có nhiều cơ hội trò chuyện với bạn cùng trang lứa.

Theo các chứng minh khoa học thì vốn từ của trẻ nhỏ có thể nói lên thành công trong tương lai của trẻ. Trẻ em có vốn từ phong phú sẽ có chức năng học tập và hành vi tốt hơn những đứa trẻ còn lại khi trưởng thành.

Với phát hiện mới này, các bậc cha mẹ sau khi tìm hiểu nên chú tâm hơn đến việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ của trẻ ngay từ tấm bé nhé.

Đừng quá quan trọng chất lượng

Dạy tập nói thay vì kỳ vọng bé có thể phát âm đúng ngay lần đầu tiên, mẹ nên tập trung vào những gì bé đang cố nói ra. Để có thể nói nhanh, bé phải cảm thấy tự tin khi nói chuyện với bố mẹ trước khi bé có thể phát âm một cách rõ ràng, rành mạch.

Có sự phản hồi rõ ràng

Thông thường, khi dạy tập nói, đa số các mẹ chỉ tập trung vào từng câu nói mà quên mất sự phản hồi của mẹ khi nghe bé nói cũng rất quan trọng. Đừng chỉ vỗ tay hay mỉm cười với bé. Tùy từng trường hợp, nhưng tốt nhất mẹ nên phản hồi trẻ bằng một câu nói thực tế, chẳng hạn như “Ồ, con nói đúng rồi” hay “Mẹ biết rồi”.

Các cách dạy bé tập nói nhanh, hiệu quả mẹ nên biết 7

Dùng từ ngữ đơn giản

Tránh sử dụng câu nói dài dòng, từ phức tạp, khó nhớ khi nói chuyện với bé. Cách này vừa giúp bé dễ nhớ hơn, cũng như dễ tập trung vào thông tin quan trọn

Học mà chơi

Còn gì có thể khuyến khích bé bày tỏ quan điểm, sự thích thú của mình tốt hơn những trò chơi? Thông qua chơi đùa, bé cũng dễ dàng học hỏi thêm nhiều từ mới, cũng như những ngữ cảnh hoàn toàn khác cuộc sống thường nhật.

Dạy tập nói mẹ có thể bày tỏ sự thích thú của mình đối với chú gấu nhỏ của bé, và nói chuyện với bé về bạn gấu. Hoặc mẹ có thể hòa mình vào trò chơi của bé, cùng bé đóng vai một nhân vật nào đó, hỏi bé về trò chơi. Giống như bạn, bé cũng sẽ thích thú nói chuyện với người cùng sở thích với mình.

Bài viết liên quan