Thanh Nguyên quyết định theo đuổi dòng nhạc cổ điển là do truyền thống gia đình hay tự mình lựa chọn?
Nếu theo truyền thống gia đình thì có lẽ bây giờ tôi đã làmột nữ công an rồi. Gia đình tôi không có ai theo nghệ thuật cả nhưng tôi đam mê âm nhạc từ bé. 2-3 tuổi đã thuộc hết các ca khúc thiếu nhi, 7 tuổi, đoạt giải Nhì toàn Quận cuộc thi hát Phạm Trọng Cầu. Từ đó gia nhập đội Búp Sen Hồng đi diễn khắp nơi từ TP. HCM lên Đà Lạt cho đến Nha Trang, Huế, Hà Nội…
Đến năm lớp 12, gia đình bắt thi vào công an theo nghiệp của mẹ, dù không thích nhưng tôi cũng đi thi cho mẹ vui. Tuy vậy, bước vào phòng thi thì cố tình không làm bài thi để bị đánh rớt.
Rồi tôi thi vào trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật TP. HCM thì đậu Thủ khoa. Học đến nửa học kỳ bịtai nạn nên bảo lưu kết quả. Lúc này mẹ thấy tôi đam mê quá nên quyết định cho theo con đường chuyên nghiệp là thi vào Nhạc viện TP. HCM. Tại đây tôi được thầy Anh Bằng trực tiếp giảng dạy và thầy cũng chính là người có ảnh hưởng nhất với tôi. Thầy không chỉ là người thầy mà còn làngười bạn, người anh, người cha dẫn dắt từng li từng tí một.
Từ khi bước vào nghề, bạn có gặp phải nỗi buồn nào chưa?
Nỗi buồn thì nhiều lắm nhưng tôi xem nó là một bước đệm để mình hoàn thiện hơn mỗi ngày. Tôi không muốn bị nỗi buồn làm xuống tinh thần, nên chỉ buồn ngay lúc đó rồi sau lại nỗ lực hơn nữa. Như thầy giáo tôi dặn: Ngày hôm nay dù thất bại hay thành công thì ngày mai cũng phải cố gắng hơn nữa, đừng dừng lại một chỗ, cũng đừng ngủ quên trên chiến thắng.
Cho tới bây giờ gia đình bạn đã hoàn toàn ủng hộ sự nghiệp ca hát của bạn?
Ba mẹ tôi thấy tôi đam mê quá thì cũng ủng hộ thôi chứ thực ra vẫn muốn tôi theo một nghề gì đó để ổn định hơn. Vì ba mẹ cũng rất lớn tuổi rồi nên lúc nào cũng lo cho sự nghiệp của tôi sau này.
Như bây giờ, dù vừa mới ra trường tôi đã nhận được vai chính trong vở nhạc kịch Chuyện tình nàng Giáng Hương được đầu tư hơn chục tỷ đồng, được lên các báo lớn nhưng ba mẹ vẫn vừa mừng vừa lo. Mừng vì con được chọn, lo vì không biết con mình có đảm trách tốt vai trò hay không.
Trong mắt ba mẹ tôi thì con cái luôn bé nhỏ vậy đó, cho nên lúc nào cũng lo. Đi làm về trễ là chờ cửa, tập về khuya cũng nhắn tin hỏi sao chưa về? thấy trời chuyển mưa cũng gọi điện kêu về.
Nếu cho bạn lựa chọn lại, bạn có chọn con đường âm nhạc không?
Không! chắc chắn là không. Âm nhạc bây giờ đã ngấm vô máu và trở thành nguồn sống của cơ thể rồi. Cứ như thể cá sống không thể thiếu nước vậy đó. Có lúc tôi cũng nói với mẹ rằng: “bây giờ mẹ kêu con làm một nghề gì khác ngoài âm nhạc chắc con cũng không làm được”.
Âm nhạc cổ điển có hấp lực gì khiến Thanh Nguyên đam mê mãnh liệt như vậy?
Khi đã gắn bó với âm nhạc cổ điển bạn sẽ khám phá ra cái đẹp và ý nghĩa riêng của âm thanh mà không phải bất cứ dòng nhạc nào cũng có. Kỹ thuật âm thanh của cổ điển rất chắc. Khi hát được nhạc cổ điển rồi thì hát cái gìcũng được. Hát rock cũng được, broadway cũng được, bán cổ điển cũng được, nhạc nhẹ cũng được… Tất cảnhững dòng nhạc khác đều vận dụng từ kỹ thuật âm thanh hát cổ điển.
Trong quá trình học nhạc cổ điển, tôi cũng nhận ra một sứ mệnh thiêng liêng rằng, tôi sẽ làthế hệ tiếp theo kế nghiệp con đường nuôi dưỡng âm nhạc cổ điển. Dòng nhạc này có rất ít người theo học chính quy và phần lớn đều bỏ giữa chừng vì quá trình học kéo dài từ 8-10 năm. Hơn nữa đây là dòng nhạc kén khán giả nên đòi hỏi phải nỗ lực gấp đôi.
Vì vậy mà những thầy cô giáo dạy chúng tôi bây giờ xem học tròcủa mình như một hạt mầm quý, được gieo lên để kế tục sự nghiệp các thầy cô. Và tôi cũng vậy, sau này tôi cũng sẽ có những học trò tâm đắc để truyền lại nghềvà giữ nó không bị mai một.
Kỹ thuật âm thanh vững, kỹ năng biểu diễn tốt, ngoại hình cũng xinh xắn tại sao đến giờ cái tên Thanh Nguyên vẫn chưa được nhiều người biết đến?
Chuyện nổi tiếng còn nhờ duyên may của mỗi người nữa. Tôi biết nhiều anh chị em trong nghề còn hát tốt hơn tôi nhiều nhưng họ cũng chưa có cơ hội để đến với khán giả nên cũng chưa nổi tiếng. Tôi nghĩ phải tiếp xúc với khán giả, đến gần khán giả để thể hiện khả năng của mình thì mới được nhiều người biết đến. Có thể xem nhạc kịch Chuyện tình nàng Giáng Hương lần này làcơ hội tốt để tôi cùng những người bạn được đến gần với khán giả.
Thanh Nguyên nhận vai chính Giáng Hương diễn cùng với ca sĩ Nam Khánh là một giọng ca giàu nội lực. Điều này có gây áp lực cho bạn?
Cũng không có áp lực gì nhiều vì hồi xưa khi tôi thi Tiếng hát Truyền hình thìanh Nam Khánh làm Ban giám khảo. Hai anh em đã có dịp biết nhau trước đó và anh Khánh cũng biết giọng của tôi như thế nào rồi.
Hơn nữa cả hai anh em đều chung một “lò”cổ điển của Nhạc viện TP. HCM nên có nền tảng kỹ thuật âm thanh giống nhau, chỉ khác nhau ở chất giọng và cách xử lýbài hát thôi. Mà điều đó thì anh Khánh cũng chỉ dẫn lại rồi bày cách nhấn nhá chỗ này chỗ kia để bài hát hay hơn nên hai anh em diễn chung với nhau cũng khá ăn ý.
Ở ca sĩ Nam Khánh có điều gì khiến bạn thú vị?
Anh Nam Khánh là người rất vui tính, khi nào cũng cười ha hả, có đoạn diễn đến cảnh buồn cũng giỡn cho cười. Vì vậy mà dù tập mệt thì cũng rất vui và thoải mái.
Chị quan niệm thế nào về người đàn ông trong mộng?
Tôi muốn người đàn ông của mình là người nói ít làm nhiều. Đừng nói, đừng hứa hẹn gì nhiều cả, cứ làm đi rồi hẵng nói sau. Người đó cũng là phải biết quan tâm, lo lắng cho tôi và nếu được hãy hài hước, cẩn thận hơn tôi một chút là được rồi.
Khi chọn người đàn ông trong mộng, bạn có chọn người làm nghệ thuật giống mình?
Tôi muốn người đó cũng làm trong nghề bởi như vậy họ sẽ hiểu công việc mình hơn. Sẽcùng nhau chia sẻ những khó khăn trong công việc. Hơn nữa yêu người cùng nghề ngồi nói chuyện với nhau còn có cái đểnói chứ khác nghề chẳng biết nói gì hết trơn.
Vậy bạn đã tìm thấy người đàn ông trong mộng của mình chưa?
Câu này mình xin được giữ kín nhé.
Bạn đã có kế hoạch gìsau khi tham gia Chuyện tình nàng Giáng Hương?
Sắp tới tôi sẽ tham gia giảng dạy tại Nhạc viện âm nhạc TP.HCM. Tôi vừa thi xong Cao học Thanh nhạc và nếu đậu, thì tôi sẽ tiếp tục theo học.