Mẹ&Con - Canxi là một khoáng chất không thể thiếu trong quá trình hoàn thiện hệ xương và răng của thai nhi. Tuy nhiên, bổ sung canxi như thế nào, liều lượng bao nhiêu là thích hợp? Mời mẹ xem chia sẻ của bác sĩ nhé! Những loại rau quả mùa hè giàu canxi giúp con phát triển chiều cao tối ưu 3 món ăn giàu canxi, vitamin và khoáng chất bổ dưỡng cho mẹ bầu Khi mang thai, lượng canxi nạp vào bao nhiêu là đủ?

Vì sao canxi lại quan trọng đến thế?

Mặc dù chỉ chiếm 1.5-2% trọng lượng cơ thể, nhưng canxi lại đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều hoạt động như tham gia vào quá trình co giãn tế bào cơ, dẫn truyền thần kinh, giải phóng các hormone và đông máu. Đặc biệt, canxi chính là thành phần quan trọng nhất của hệ xương, với 99% tồn tại trong xương, răng và móng.

Riêng đối với phụ nữ mang thai, nhiều nghiên cứu đã cho thấy, bổ sung canxi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, kiểm soát huyết áp…

Ngoài ra, canxi còn rất cần cho thai nhi trong quá trình phát triển khung xương, hệ tim mạch và cơ quan thần kinh, đặc biệt là hỗ trợ các hoạt động của cơ bắp. Bên cạnh đó canxi còn khả năng giúp tăng cường sức khỏe cho bé yêu, giảm nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp, tiểu đường và cả tim mạch.

Thừa hay thiếu canxi đều không ổn

Trong suốt thai kỳ, vì rất nhiều lý do mà không ít mẹ bầu không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Ngược lại, vì muốn con sinh ra cao lớn, nhiều mẹ lạm dụng dẫn đến việc bị thừa canxi. Trên thực tế, việc thừa hay thiếu canxi đều ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi.

Thiếu canxi

– Khi cơ thể không được cung cấp đủ canxi, mẹ bầu dễ bị mệt mỏi, tê chân, đau lưng, đau khớp, răng yếu và hay bị chuột rút.
– Nếu mức độ nghiêm trọng, đường huyết canxi hạ quá thấp, mẹ bầu có thể bị co giật hay co rút cơ mặt và chi trên.
– Thiếu canxi sẽ làm tăng hoạt động bài tiết hóc-môn của tuyến cận giáp, dẫn dến chứng cao huyết áp gây hại cho mẹ và em bé.
– Không chỉ sức khỏe của mẹ bầu bị ảnh hưởng, thiếu canxi còn dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng của con ngay khi còn trong bụng mẹ. Bé sinh ra dễ bị còi xương bẩm sinh, biến dạng xương gây dị hình. Thậm chí, việc không phát triển đầy đủ khung xương sẽ khiến bé bị lùn thấp mai sau…

Thừa canxi

Bổ sung canxi quá mức cho phép sẽ làm cản trở quá trình hấp thụ sắt và kẽm của cơ thể. Đây là nguồn gốc của chứng thiếu máu do thiếu sắt, từ đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của thai nhi.
– Khi mẹ bầu bị thừa canxi, tốc độ canxi hóa của bánh nhau sẽ tăng nhanh, làm giảm trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, khiến cho thai nhi kém phát triển so với tuổi thai.
– Hàm lượng canxi cacbonate dư thừa sẽ tích tụ trong cơ thể, làm giảm tần suất đi ngoài, cản trở chức năng tiêu hóa gây ra hiện tượng táo bón, đầy hơi, trướng bụng, ợ nóng…
– Mẹ bầu rất dễ bị sỏi thận nếu bổ sung canxi quá mức, nhất là canxi oxlate.
– Nếu thừa canxi trong thời gian dài, lượng canxi trong máu của mẹ bầu sẽ tăng cao, có thể dẫn đến triệu chứng nguy hiểm như rối loạn cảm xúc, ảo giác…

Nếu bổ sung canxi quá liều có thể làm giảm thiểu sự hấp thu của thuốc bisphosphonates điều trị loãng xương, fluoroquinolone, kháng sinh tetracycline và levothyroxine trong việc điều trị tuyến giáp, các thuốc chống co giật phenytoin.

Bổ sung canxi cho mẹ bầu thế nào là đúng? 3

Thiếu hay thừa canxi cũng vô cùng nguy hiểm với mẹ bầu, vì vậy hãy bổ sung canxi đúng cách nhé. (Ảnh minh họa).

Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu nạp canxi chưa đúng

Thiếu canxi:

– Tóc rụng, gãy móng, răng vàng, dễ bị lung lay…
– Co giật các cơ mặt và chi trên, bàn tay co rúm, ngón tay chụm lại.
– Đau lưng thường xuyên, nhất là trong những tháng cuối của thai kì.
– Chuột rút, tê buốt và đau nhức đùi, bắp chân, bàn chân…

Thừa canxi:

– Miệng khô, thường hay khát nước
– Đi tiểu nhiều lần
– Táo bón
– Chán ăn, ăn uống không ngon miệng
– Cơ thể nhanh bị mệt mỏi, đau đầu

Bổ sung canxi chuẩn cho mẹ bầu

Liều lượng canxi cần thiết mỗi ngày?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhu cầu bổ sung canxi của phụ nữ mang thai từ tuần 20 trở đi là 1.500 đến 2.000 mg mỗi ngày.
Tại Việt Nam, phụ nữ mang thai được khuyến cáo là cần được bổ sung 800 mg-1.500 mg mỗi ngày tùy theo giai đoạn. Cụ thể là:

– Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu: 800mg/ ngày (chủ yếu từ thực phẩm)
– Phụ nữ mang thai 3 tháng giữa: 1.000mg/ ngày (bổ sung thêm thuốc canxi 500mg/ngày).
– Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối và thời kỳ cho con bú: 1.500mg/ ngày

Thời điểm thích hợp?

Khi bổ sung viên nang canxi, mẹ bầu chỉ nên uống sau khi ăn khoảng 1 giờ. Thời điểm thích hợp nhất là buổi sáng hoặc trưa, tránh uống vào buổi tối. Bởi lẽ, việc dung nạp canxi lúc này có thể khiến mẹ bầu bị khó ngủ và gây sỏi thận.
Đặc biệt, mẹ bầu cần tránh bổ sung canxi cùng sắt, vì sắt sẽ làm cản trở quá trình hấp thu canxi của cơ thể.

Lưu ý để giúp mẹ bầu hấp thu canxi hiệu quả:

Để cơ thể hấp thu tối đa lượng canxi cần thiết, mẹ bầu cũng cần đặc biệt lưu ý một số thông tin dưới đây:

– Không bổ sung quá 500mg canxi một lúc. Thay vào đó, mẹ bầu nên chia thành những liều nhỏ hơn và dùng 3 lần trong các bữa ăn hoặc cho cả ngày.
– Khi bổ sung thực phẩm giàu canxi hoặc thuốc canxi, tránh dùng chung với ngũ cốc nguyên vỏ hay các loại rau củ quả có vị chát, vì những thực phẩm này sẽ làm hạn chế hấp thu canxi. Tương tự, mẹ bầu cũng không uống canxi cùng với tất cả các loại sữa và chế phẩm của sữa.
– Bên cạnh đó, mẹ bầu đừng quên tăng cường vitamin D bằng cách ăn thêm bơ, sữa, trứng và thường xuyên tắm nắng 20 phút mỗi ngày. Đây là một trong những cách thúc đẩy quá trình hấp thu canxi diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
– Hạn chế các bữa ăn có chứa quá nhiều đạm, vì đạm sẽ làm gia tăng bài tiết canxi.
– Các loại đồ uống có chứa caffeine và nicotin cũng là một tác nhân khiến canxi không được hấp thu vào máu mà bị bài tiết qua đường nước tiểu.
– Mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều chất béo, bởi axit béo dư thừa sẽ kết với với canxi bị bài tiết ra ngoài theo phân.

Một số thực phẩm giàu canxi cho mẹ bầu (trong 100 gam thực phẩm)

Sữa và chế phẩm từ sữa:
– Sữa bò tươi 120 mg
– Sữa dê tươi 150 mg
– Sữa chua 120 mg
– Sữa bột toàn phần 939 mg
– Sữa bột tách béo 1.400 mg
– Sữa đặc có đường 307 mg
– Phô mai 500-1.300 mg
– Thủy, hải sản
– Cá (nấu cả xương) 437 mg
– Tôm 910 mg
– Tép 3.520 mg
– Cua đồng 1.300 mg
– Ốc 232 mg

Rau củ quả
– Cải xoăn 205 mg
– Súp lơ xanh 150 mg
– Cam 40 mg
– Chanh 33 mg
– Kiwi 34 mg

Tags:

Bài viết liên quan