Ngày 30/4/1965, bức ảnh thai nhi 18 tuần tuổi của nhiếp ảnh gia Lennart Nilsson xuất hiện trên trang bìa tờ LIFE. Cùng với 16 trang hình ấn tượng bên trong, tạp chí thu hút sự chú ý và tiêu thụ hơn 8 triệu bản chỉ sau vài ngày. Độc giả không ngừng tự hỏi: “Làm cách nào anh ta chụp được như vậy?”.
Bức ảnh xuất hiện trên bìa tạp chí LIFE ngày 30/4/1965. Ảnh: Lennart Nilsso.
“10 năm trước, nhiếp ảnh gia Thụy Điển Lennart Nilsson nói với chúng tôi rằng anh ấy đang chụp lại các giai đoạn sinh sản của con người từ lúc thụ tinh đến ngày chào đời, TIME dẫn lời giới thiệu về Lennart Nilsson của LIFE. “Chúng tôi không thể không tỏ ra nghi ngờ nhưng Nilsson đã xua tan mọi lo lắng. Anh ấy nói ngắn gọn: ‘Tôi sẽ mang đến cho quý vị chừng nào hoàn thành'” và giữ đúng lời hứa”.
Ảnh: Lennart Nilsso.
Ảnh: Lennart Nilsso.
Ảnh: Lennart Nilsso.
Trên trang cá nhân, Nilsson chia sẻ đam mê chụp thai nhi đến với ông sau chuyến viếng thăm Bệnh viện Sabbatsberg tại Stockholm năm 1952. Để thực hiện series “Câu chuyện sự sống trước khi chào đời”, Nilsson đã dành 12 năm ghi lại quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ bằng ống kính macro, thiết bị nội soi và kính hiển vi điện tử quét. Bộ ảnh tạo nên bước ngoặt về lĩnh vực nhiếp ảnh y tế đồng thời trở thành một trong những phóng sự quan trọng nhất của tờ LIFE bên cạnh vụ ám sát Tổng thống John F Kennedy và chuyến đáp lên mặt trăng.
Cũng trong năm 1965, nhiếp ảnh gia xuất bản sách ảnh “Một em bé ra đời”. Tác phẩm tạo nên thành công vang dội và được phát hành ở 20 quốc gia, đặc biệt có giá trị đối với những phụ nữ sắp làm mẹ cũng như người đam mê nghệ thuật. Tuy nhiên, điều đáng buồn là mọi thai nhi được Nilsson chụp về sau đều phải phẫu thuật cắt bỏ vì “nhiều lý do y tế”.
Ảnh: Lennart Nilsso.
Ảnh: Lennart Nilsso.
Ảnh: Lennart Nilsso.
Video: Em bé thụ thai và lớn lên trong bụng mẹ như thế nào?
Ngày nay, series “Câu chuyện sự sống trước khi chào đời” vẫn là một trong những tác phẩm xúc động nhất mà giới nghệ thuật và khoa học từng chứng kiến. Năm 2009, Nilsson được chính phủ Thụy Điển trao tặng danh hiệu Giáo sư danh dự vì đóng góp to lớn cho giáo dục.
Dù tác giả chưa một lần đưa ra quan điểm về phá thai, các bức hình của Nilsson thường xuyên được sử dụng nhằm kêu gọi bà bầu giữ lại đứa con trong bụng.