Mẹ và Con - Són tiểu khi mang thai là một tình trạng vô cùng phổ biến đối với chị em phụ nữ trong thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến són tiểu trong thai kỳ là gì? Cùng tìm hiểu với Mẹ và Con, bạn nhé!

Trong suốt thai kỳ, bất kỳ một sự thay đổi nào cũng khiến chúng ta lo lắng hơn bình thường. Vì thế, không ít phụ nữ “đứng ngồi không yên” khi bị són tiểu bởi cho rằng việc này có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Chính xác thì tình trạng són tiểu khi mang thai có thật sự nguy hiểm đến thế? Vì sao chúng ta dễ bị són tiểu khi mang thai?

Són tiểu, rò rỉ nước tiểu khi mang thai có phổ biến?

Hiện tượng rò rỉ nước tiểu hay còn gọi là són tiểu khi mang thai là một hiện tượng vô cùng phổ biến. Hầu hết phụ nữ trong thai kỳ đều phải trải qua vấn đề này vì đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn đang dần thích nghi với em bé bên trong bụng.

Các nguyên nhân bị són tiểu khi mang thai phổ biến

Sự thay đổi hormone

Trong tam cá nguyệt thứ nhất – tức 3 tháng đầu thai kỳ, rất nhiều bà bầu gặp phải tình trạng són tiểu. Nguyên nhân chính của việc này chính là do cơ thể thay đổi hormone dẫn đến việc cơ thể sản xuất nước tiểu nhiều hơn, tử cung mở rộng và tạo áp lực lên bàng quang.

Són tiểu khi mang thai

Bàng quang chịu áp lực

Thông thường, khi bước vào tam cá nguyệt thứ 2 – giai đoạn giữa của thai kỳ, tình trạng tiểu nhiều, són tiểu khi mang thai sẽ được cải thiện do lúc này, tử cung đã ở vị trí cao hơn và cách xa bàng quang nên không còn gây sức ép lên bàng quang nữa.

Tuy nhiên, đến những tháng cuối thai kỳ thì bàng quang sẽ tiếp tục chịu áp lực lớn do em bé được đẩy xuống thấp hơn trong khung chậu để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ của mẹ bầu. Lúc này, cơ vòng bàng quang không còn hoạt động tốt nữa khiến bà bầu sẽ liên tục muốn đi tiểu, tiểu nhiều lần trong một giờ.

Cơ quanh niệu đạo bị ảnh hưởng

Bên cạnh nguyên nhân chính là do bàng quang chịu áp lực thì cơ quanh niệu đạo với chức năng ngăn không cho nước tiểu chảy ra cũng có thể bị ảnh hưởng và khiến bà bầu bị són tiểu khi mang thai. Lực co thắt mạnh ở bàng quang sẽ dễ khiến cho cơ niệu đạo mở ra, gây tình trạng thường xuyên đi tiểu, nước tiểu rò rỉ ra ngoài,… 

nguyên nhân són tiểu khi mang thai

Sau khi sinh, sản phụ vẫn có thể bị són tiểu do cơ đáy chậu bị yếu đi trong quá trình sinh nở làm tăng hoạt động bàng quang. Hơn nữa, trong quá trình chuyển dạ, sự co giãn của bàng quang khiến thần kinh chi phối bàng quang ít nhiều cũng bị ảnh hưởng và dẫn đến tình trạng són tiểu.

Khắc phục tình trạng són tiểu khi mang thai như thế nào?

Hay bị són tiểu khi mang thai sẽ khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi khi phải đi tiểu nhiều lần. Hơn nữa, việc rò rỉ nước tiểu còn khiến bạn cảm thấy bất tiện trong sinh hoạt, mất tự tin. Vì thế, cần áp dụng các biện pháp để có thể cải thiện tình trạng này:

  • Hẹn giờ đi tiểu, ghi lại thời gian đi tiểu và thời gian rỉ nước tiểu để luyện bàng quang, làm chủ quá trình đi tiểu
  • Đặt kế hoạch đi tiểu, ví dụ như đặt kế hoạch ban đầu đi vệ sinh 1 lần mỗi giờ rồi tăng lên 70 phút/lần, 80 phút/lần, 90 phút/lần và 2 giờ/lần, 3-4 giờ/lần.
  • Cố gắng nhịn đi tiểu trong khoảng 15 phút kể từ khi có cảm giác muốn đi tiểu. Thực hiện liên tục trong khoảng 2 tuần rồi tiếp tục tăng dần khoảng thời gian lên 30 phút và tiếp tục. 
  • Luyện tập một số bài tập săn chắc cơ sàn chậu cũng có thể giúp bạn cải thiện tình trạng són tiểu khi mang thai.
  • Hạn chế uống nước quá nhiều vào ban đêm. Trong giấc ngủ, cơ thể của chúng ta sẽ được nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng sau một ngày dài. Và giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng với bà bầu, giúp mẹ khỏe, hỗ trợ thai nhi phát triển một cách tốt nhất. Do đó, việc không uống nhiều nước ban đêm sẽ tránh bà bầu giật mình tỉnh giấc thường xuyên do cảm giác buồn tiểu hay gặp tình trạng són tiểu, rò rỉ nước tiểu.
  • Ăn thức ăn có nhiều chất xơ để tránh bị táo bón, vì táo bón cũng có thể gây rò rỉ nước tiểu.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Tăng cân quá mức làm tăng áp lực lên bàng quang, dẫn đến tình trạng són tiểu khi mang thai.
  • Sử dụng thuốc kiểm soát cơn co bàng quang, làm dịu bàng quang hoạt động quá mức, tăng sức mạnh cơ niệu đạo. Tuy nhiên, cần lưu ý, không được tự ý uống thuốc mà phải đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán. Chỉ uống thuốc trị són tiểu khi mang thai sau khi đã có chỉ định từ bác sĩ.

cách điều trị són tiểu khi mang thai

Với bài viết trên, bạn đã có thể hiểu hơn về nguyên nhân són tiểu khi mang thai cũng như những bất tiện mà bà bầu gặp phải nếu bị són tiểu rồi phải không nào. Hãy áp dụng các biện pháp để có thể khắc phục tình trạng này, có một thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái hơn bạn nhé.

Hơn nữa, bên cạnh việc cải thiện tình trạng són tiểu khi mang thai, bà bầu cũng nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục nhẹ nhàng, nghỉ ngơi đầy đủ,… để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.