Mẹ&Con - Lấy cơ sở là phương pháp giáo dục sớm của Mỹ Glenn Doman, Bích Trang vận dụng sáng tạo các bài tập vận động và dạy chữ, học toán cho bé từ rất sớm. Bí quyết của một bà mẹ chọn cách tâm sự với con về... sex Phương pháp giáo dục thai nhi ngay từ trong bụng mẹ Bí quyết giáo dục giới tính tuyệt vời từ bà mẹ có hai con gái

Glenn Doman – phương pháp giáo dục sớm nhằm kích thích trí thông minh, khả năng sáng tạo của trẻ trong giai đoạn từ 0-6 tuổi, ra đời ở Mỹ và được nhiều mẹ áp dụng thành công. Tuy nhiên, khi được giới thiệu ở Việt Nam, phương pháp này tạo ra không ít ý kiến trái chiều. Trong khi các mẹ đã và đang áp dụng giáo dụng sớm Glenn Doman cảm thấy hạnh phúc khi cùng con khám phá những điều mới mẻ qua các thẻ học flashcard thì người phản đối lại cho rằng việc tập luyện cho con từ lúc mới 6 tháng tuổi là “chín ép”. Từ kinh nghiệm thực tế của mình, mẹ Bích Trang (Hà Nội) chia sẻ những ưu, nhược điểm và các lưu ý khi áp dụng phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman cho bé Pony.

bi-quyet-giao-duc-con-ngay-tu-khi-chao-doi-giup-be-thong-minh-va-cung-cap

Mẹ Bích Trang từng bị nói là ‘dở hơi’ khi chọn phương pháp giáo dục sớm cho con

“Bé Pony vừa đón sinh nhật một tuổi vào ngày 21/3. Mình đã áp dụng phương pháp Glenn Doman cho bé từ khi mới sinh và kết hợp cùng nhiều phương pháp giáo dục sớm khác tùy theo từng giai đoạn phát triển của con. Trộm vía, bé luôn tỏ thái độ hợp tác với mẹ, tràn đầy năng lượng, khát khao khám phá và hoàn thành tốt, chuẩn các mốc vận động cần thiết dành cho trẻ sơ sinh như: Ba tháng biết lẫy, bốn tháng rưỡi ngồi được ghế ăn, năm tháng ngồi thẳng không cần tựa lưng, bảy tháng bé có thể bò quanh nhà và mười tháng rưỡi chập chững những bước đi đầu tiên.

Thú thực, mình nghĩ mình có thể là một bà mẹ vụng về nếu nuôi dạy con theo kiểu truyền thống nên ngay từ khi mang bầu, mình chú trọng nghiên cứu, đọc tài liệu và tham khảo kinh nghiệm của các bậc cha mẹ khác và mình gần như cảm thấy ‘mặt trời chân lý chói qua tim’ khi tìm đến với phương án nuôi dạy con theo khoa học. Lần đầu tiếp xúc với phương pháp giáo dục sớm (cụ thể là phương pháp Glenn Doman), một bà mẹ sinh con đầu lòng thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm và thiếu… đủ mọi thứ như mình chỉ nghĩ đơn thuần là “Ồ, từ lý thuyết đến cách thức thực hiện từng bước trên thực tế xem chừng có vẻ không quá phức tạp, dễ hiểu, dễ thực hành với em bé sắp chào đời, mình nghĩ, vì sự phát triển toàn diện và tốt nhất cho con, mình hoàn toàn có thể làm được!”.

Rồi ngay khi bé chào đời, mình đã bắt tay vào thực hành tất cả những thứ đã ấp ủ, chuẩn bị kỹ lưỡng trước đó. May mắn làm sao, em bé luôn tỏ thái độ vui thích khi cùng mẹ trải nghiệm: Từ việc nằm sấp tập trườn trong máng, tập các bài vận động thăng bằng, các bài tập kích thích giác quan, tập bơi… cho đến việc tráo thẻ, dạy con học đọc, học toán và thế giới xung quanh.

Khi quyết định lựa chọn và theo đuổi lâu dài phương pháp giáo dục sớm cho con, mình không hề kỳ vọng đào tạo con trở thành thiên tài, thần đồng, siêu nhân hay bất kỳ mỹ từ nào mà nhiều người vẫn nhắc đến khi bàn về Glenn Doman. Mình chỉ mong sao con có thể phát triển toàn diện, cân bằng về thể chất, trí tuệ, cảm xúc, kỹ năng giải quyết vấn đề – những hành trang vô cùng cần thiết cho sự thành công và hạnh phúc trong cuộc đời sau này của con. Dù có gặp nhiều trở ngại, dù có mất nhiều công sức, thời gian và có khi cả tiền bạc, mình luôn đồng hành cùng con trên con đường giáo dục sớm trong suốt sáu năm đầu đời, đặc biệt là giai đoạn vàng từ 0 đến 3 tuổi”, mẹ Pony mở đầu câu chuyện kể về hành trình giáo dục sớm cùng con như vậy.

Nói về các giai đoạn giáo dục và tập luyện cụ thể, Bích Trang cho biết: “Để hỗ trợ các giác quan của con sớm phát triển ngay sau khi chào đời, mình đã dán lên tường nhiều hình họa tiết đen – trắng tương phản, mỗi khi thực hiện động tác vỗ ợ hơi cho con sau khi ti mẹ, con có thể vừa nằm trên vai mẹ vừa ngắm các hình ảnh giúp kích thích thị giác. Đến khi con rụng rốn, mình bắt đầu cho con nằm sấp và tập trườn trên máng dốc (được thiết kế theo tiêu chuẩn Glenn Doman), việc này giúp cơ cổ con sớm cứng cáp và nâng cao khả năng vận động. Để hỗ trợ con sớm biết lẫy, mình áp dụng chăm chỉ và đều đặn 15 bài tập vận động giai đoạn I theo phương pháp Glenn Doman. 2,5 tháng, Pony bắt đầu được dạy học thẻ đọc và thẻ Toán, 6 tháng kết hợp dạy thêm thẻ Thế giới xung quanh, điều này vừa nhằm luyện tập liên tục khả năng chụp ảnh của não bộ (sẽ mất dần đi khi bé 3 tuổi) vừa kích thích thường xuyên sự hoạt động của hai bán cầu não, giúp hình thành các khớp nối dây thần kinh, giúp các tế bào não bộ của bé thêm linh hoạt, thông minh”.

bi-quyet-giao-duc-con-ngay-tu-khi-chao-doi-giup-be-thong-minh-va-cung-cap

Không chỉ học qua sách vở, bé Pony thường xuyên được mẹ cho đi chơi, đi sở thú, cưỡi ngựa…

Khi được hỏi về thành quả sau một năm áp dụng giáo dục sớm, Bích Trang tâm sự: “Dù bé chưa thể hiện rõ rệt một thành tựu nào cụ thể nhưng dưới lăng kính quan sát của một người mẹ và nhận xét của người thân xung quanh – những người thường xuyên tiếp xúc với bé thì Pony tỏ ra là một em bé có khả năng tiếp thu và thẩm thấu thông tin rất tốt. Hồi 6-7 tháng, mẹ thử kiểm tra một vài lần và thấy bé có khả năng nhận diện một số từ đơn đã học và trả lời đúng các công thức toán, 9-10 tháng thì kỹ năng vận động phát triển tốt, thể chất khỏe mạnh, ít ốm vặt và có ý thức tự giác cao (ngồi khoanh chân chờ mẹ tráo thẻ, đứng lên mang học liệu đi cất, tự giở và ê a các trang sách yêu thích…). Giờ bé một tuổi thì chỉ cần nói hoặc chỉ một lần là  bé có thể hiểu khái niệm và bắt chước ngay, trộm vía bé còn rất ngoan ngoãn (gặp người ngoài là chào hỏi, ‘ạ’, cảm ơn khi được cho đồ), giúp mẹ thực hiện một vài việc vặt như đóng, mở cửa, bật tắt đèn, tivi, đi lấy và cất bỉm, bàn chải, thuốc thang…”.

Vì cách giáo dục sớm còn khá mới lạ ở Việt Nam nên thời gian đầu thực hành giáo dục sớm cho con, Bích Trang không hoàn toàn nhận được sự ủng hộ từ những người thân trong gia đình, hai mẹ con thậm chí từng bị mọi người nói: “Dở hơi”, “bé còn quá nhỏ, biết gì mà học”. Cô kể: “Gia đình bên chồng mình đều là thành phần tri thức, am hiểu sâu nhiều lĩnh vực xã hội nên mình cũng bị áp lực khi phải giải thích cho ông bà hiểu về ý nghĩa, mục tiêu và cách thực hiện từng phương pháp khi áp dụng vào giáo dục bé. Đôi lúc bất đồng quan điểm, hai mẹ con phải ‘tập chui’, có mặt ông bà thì sinh hoạt bình thường, không tập luyện gì hết. Sau này, khi mình khoe một số video ghi lại thành tựu của bé, mọi người đã dần hiểu hơn, chịu chấp nhận cách dạy con ‘kỳ quặc’ của mình”.

Ngoài những ưu điểm kể trên và đã được nhắc đến rất nhiều trên các trang mạng, theo Bích Trang, khi quyết định giáo dục sớm cho con dù theo phương pháp Glenn Doman hay bất kỳ phương pháp nào, bố mẹ cần xác định rõ mục đích của những bài tập, bài học là “giáo dục não bộ”, khai mở trí thức cho bé ngay từ khi mới lọt lòng mẹ, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài trong suốt cuộc đời, chứ đừng chỉ chăm chăm đợi chờ thành tích cụ thể của con, cho rằng con phải biết nhận mặt chữ, biết đọc, biết làm đúng công thức toán, biết đu xà, biết bò, biết đi sớm…

“Mình thấy nhiều mẹ than thở con không chịu hợp tác học thẻ, bỏ nhiều tiền đầu tư vào học liệu sau lại rao bán thanh lý, rồi quay sang đổ tại phương pháp chỉ dành cho gen thần đồng, xa rời thực tiễn. Thực ra, giáo dục sớm không có gì ghê gớm cả. Những gì mình đang làm cho con đều là giáo dục sớm: thói quen đọc sách/truyện cho con trước đi khi đi ngủ, nói ‘mẹ yêu con’, nghe nhạc, đọc thơ, hát ru… đó cũng là giáo dục sớm.

Những điều nhỏ nhoi dạy con hàng ngày có phải giáo dục sớm hay không đều phụ thuộc vào cách nhìn nhận, tiếp cận và hành động của cha mẹ. Hàng ngày, trẻ được tiếp xúc với nhiều thứ mới mẻ. Bản thân cha mẹ không dạy, các con cũng sẽ tự học nhưng các con hoàn toàn có thể làm tốt và rất tốt nếu như có thêm sự trợ giúp từ cha mẹ. Và vì, cha mẹ biết cái gì tốt với con, cái gì cần với con trong khi con thì chưa biết phân biệt cái gì là ‘khó – dễ’, cái gì là ‘tốt – xấu’.

Giáo dục sớm là cha mẹ đồng hành cùng con, cùng chơi với con, hướng dẫn con cách chơi. Thông qua trò chơi còn học thêm được những thứ khác như màu sắc, chất liệu, hình khối… Trẻ được tự do khám phá trong ‘khuôn khổ’ tức là có sự giám sát của người lớn, chỉ cần không nguy hiểm gì đến trẻ, trẻ sẽ được tự do trải nghiệm, vận động một cách tối đa chứ không phải suốt ngày ngồi xem tivi, chơi Ipad, ngồi trong nôi, trong cũi hay khư khư trên tay cha mẹ”.

Thẳng thắn khi nói về phương pháp Glenn doman, Bích Trang cho rằng nhược điểm lớn nhất ngăn trở nhiều bố mẹ đến với phương pháp này chính này là chi phí mua học liệu khá tốn kém. Nếu mua của đơn vị cung cấp uy tín, chất lượng đảm bảo đúng chuẩn yêu cầu Glenn Doman, chỉ tính riêng bộ dạy con biết đọc sớm (tiếng Việt) đã tốn 2,5 triệu đồng cho 500 thẻ flashcard, bộ Bé học toán giá gần 2 triệu đồng cho 230 thẻ (Gồm thẻ chấm, thẻ số và bộ ký tự) và Bộ Thế giới xung quanh cơ bản khoảng 7 set (mỗi set 10 thẻ) cũng khoảng 500 nghìn đồng rồi… Như vậy, nếu tính bộ thẻ cơ bản dành cho phụ huynh mới bắt đầu với Glenn Doman, chi phí rơi vào tầm 4-5 triệu đồng.

Tuy vậy, cũng có nhiều cách để giảm chi phí đầu tư học liệu như tự làm học liệu cho con, tự viết thẻ chữ, tự dán thẻ DOT, sử dụng những thứ có sẵn trong nhà làm giáo cụ dạy con thay vì bất cứ thứ gì cũng phải mua hoặc mất thời gian làm giáo cụ. Trên các diễn đàn cha mẹ theo giáo dục sớm còn có rất nhiều phụ huynh tâm huyết chia sẻ về các cách sáng tạo công cụ dạy con. Đầu tư cho giáo dục sớm là cần thiết tùy thuộc vào điều kiện gia đình, vào cách suy nghĩ của mỗi người. Bố mẹ đừng suy nghĩ rằng con người ta có học liệu này, con mình cũng phải có học liệu đó. Cái chính vẫn là cách bố mẹ và con thực hiện, tương tác ra sao cho có hiệu quả.

Thời khóa biểu hàng ngày của bé Pony được mẹ Bích Trang sắp xếp phù hợp với lịch sinh hoạt của gia đình:

7h: ngủ dậy, làm vệ sinh cá nhân rồi hai mẹ con cùng học bài (Thời lượng một buổi học kéo dài tầm một phút bao gồm 10 giây cho thẻ chữ, 10 giây cho thẻ số, 10 giây cho thẻ Thế giới xung quanh và 30 giây cho thẻ công thức toán).

7h15: Hai mẹ con tập vận động (các bài tập thăng bằng theo phương pháp Glenn Doman, tập Yoga với bóng, tập các bài tập Gym phù hợp với giai đoạn phát triển của bé).

7h30: Cả nhà ngồi vào bàn ăn sáng. Bé Pony được chuẩn bị bàn ghế, bộ bát và thìa dĩa riêng và bé sẽ tự xúc phần thức ăn trong bát của mình (hoặc được mẹ hỗ trợ với những món ăn khó gắp như bún, phở).

8h00: Mẹ đi làm, bé ở nhà vận động tự do, ăn một bữa phụ lúc 10h sáng.

11h30: Mẹ từ cơ quan về nghỉ trưa, ăn cơm cùng bé và cả nhà. Ăn xong, mẹ và bé vừa học vừa chơi  khoảng 10 phút (bao gồm một phút cho buổi dạy thẻ thứ hai trong ngày) trước khi ngủ trưa.

18h: Mẹ đi làm về cùng con chơi các trò chơi vận động, đi tắm, ăn tối, học bài lần ba, mẹ đọc sách, truyện cho bé nghe và sau đó bé thường tự ngủ lúc 19h30.

Tags:

Bài viết liên quan