Chúng ta thường hay nghĩ rằng suy nghĩ trẻ con rất đơn giản và dễ nắm bắt được. Tuy nhiên, thực tế rằng bé không chịu nghe lời, dễ cáu gắt khiến cho ba mẹ không biết phải làm sao. Vậy nên, ba mẹ muốn bé biết nghe lời và ngoan ngoãn hơn, hãy cùng tìm hiểu các bí quyết trong bài viết dưới đây.
Xem thêm: Bố mẹ cần làm gì khi trẻ hay cáu giận ?
Nguyên nhân khiến cho bé không chịu nghe lời
Người ta hay nói “ngã ở đâu thì đứng ở đó”, khi muốn trị cho bé hết “bệnh” không chịu nghe lời thì trước tiên, ba mẹ cần nắm rõ nguyên nhân tại sao bé lại thay đổi hành vi.
Theo L.x. Vưgốtxki (nhà tâm lý học người Nga) cho rằng “sự phát triển tâm lý chính là hoạt động tích cực của cá nhân để giải quyết các mâu thuẫn”.
Nói một cách đơn giản hơn khi bé không chịu nghe lời đó chính là khi trong cơ thể bé có những mâu thuẫn trong quá trình sống. Hoạt động này có tác dụng thúc đẩy bé tích cực giải quyết mâu thuẫn đó. Kết quả dẫn đến sự hình thành tâm lý và có những hành động tiêu cực.
Những đứa trẻ khi chưa hình thành tâm lý toàn diện thường sẽ chỉ muốn làm những gì mình thích. Nếu như bị cấm đoán, chúng sẽ bắt đầu có sự phản kháng trong hành động.
Những hành động này thường là cáu gắt, khóc, thậm chí la hét toáng lên. Những lúc như thế này, liệu ba mẹ có còn bình tĩnh để giải quyết vấn đề được không?
Bí quyết cho ba mẹ khi bé không chịu nghe lời
Ở những giai đoạn phát triển tâm lý, bé sẽ có những phản ứng tiêu cực. Ví dụ như bé ương bướng và quyết liệt với mong muốn của mình qua việc bé muốn ăn cây kẹo đó thì phải nhất định ăn và sẽ rất khó chịu khi ba mẹ ngăn cấm. Thay vì quát mắng bé không chịu nghe lời, phụ huynh hãy thử những phương pháp sau:
Dạy con không đòn roi
Dạy con không đòn roi là một trong những bí quyết của ba mẹ hiện đại ngày nay thường sử dụng. Đặc biệt, bí quyết này sẽ giúp cho ba mẹ gần gũi với bé, bé cũng chịu lắng nghe và chia sẻ hơn đối với bé không chịu nghe lời.
- Hãy cho bé biết “tại sao” khi ba mẹ muốn bé làm một việc gì đó. Ba mẹ thay vì cấm đoán thì hãy giải thích cho bé rằng chúng nguy hiểm và ảnh hưởng tới bé như thế nào?
- Lắng nghe những điều bé chia sẻ.
- Thường thì các bé hay mất tập trung hoặc dễ bị chuyển hướng quan tâm sang một vấn đề khác. Nên hãy nói chuyện với con khi con thật sự đang bình tĩnh và hợp tác.
Dạy con tự lập
Dạy con tự lập sẽ giúp cho bé có nhận thức từ sớm những việc mình phải làm và việc đó không phải là ba mẹ bắt mình làm. Tính tự lập bắt đầu từ những việc hết sức đơn giản như vệ sinh cá nhân hằng ngày hay tự giác trong những bữa ăn.
Giải thích ngắn gọn và kiên nhẫn với bé không chịu nghe lời
Khi ba mẹ yêu cầu bé làm điều gì đó như mang giày. Nếu bé không hợp tác, thay vì la mắng bé, ba mẹ cần giải thích rằng không đi giày sẽ đau, sẽ chảy máu…
Ba mẹ cũng nên xem những yêu cầu của mình có thật sự phù hợp với bé hay không như việc ra lệnh bé phải dọn dẹp đồ chơi trong khi một đứa trẻ lên ba sẽ chưa thể có được khả năng sắp xếp trong tư duy của mình.
Điều ba mẹ nên làm là dọn dẹp cùng để bé bắt chước theo cũng như cảm thấy yên tâm khi có người đồng hành.
Khen ngợi và động viên
Việc khen ngợi con đúng cách là một phương pháp hữu hiệu đối với những bé không chịu nghe lời và làm cho bé cảm thấy tự tin với những việc mình làm. Điều này giúp bé chủ động hơn và không có cảm giác bị ép buộc.
Giúp bé giải tỏa cảm xúc
Nếu bé muốn khóc hãy ôm con và xoa dịu, nếu bé giận giữ, ba mẹ hãy thật nhẹ nhàng. Vì việc cả ba mẹ và bé đều cùng giận giữ càng làm không khí căng thẳng hơn.
Ba mẹ là người hiểu và đã trải qua các cung bậc về tâm lý nên hãy thấu hiểu bé và giúp bé vượt qua giai đoạn này. Các trò chơi vận động cũng là một cách tốt giúp bé giải toả những phẫn nộ và tức giận trong lòng.
Một đứa trẻ là vậy, dễ vui, dễ giận, dễ thay đổi cảm xúc và cũng dễ quên. Nếu chúng ta có bí quyết và nắm bắt được tình huống thì chắc chắn sẽ có thể khiến bé bình tĩnh và chịu lắng nghe hơn.
Bé không chịu nghe lời sẽ khiến cho ba mẹ mệt mỏi rất nhiều vì việc nuôi nấng một đứa trẻ chưa bao giờ là dễ dàng. Vì vậy, những bí quyết và thông tin bổ ích trên sẽ giúp cho ba mẹ có được phương pháp dạy con tốt nhất. Hãy cùng con trải qua giai đoạn phát triển tâm lý đầu đời này thật vui và ý nghĩa nhé.