Đối phó với một vài “bệnh tiêu hóa” thường gặp
1. Khi trẻ cứ bị nôn trớ, trào ngược dạ dày
Do cấu trúc giải phẫu dạ dày – thực quản của trẻ nhỏ không giống như người lớn, thực quản thì ngắn, phần dưới hơi nở rộng, lớp cơ chưa phát triển hoàn chỉnh và còn yếu, cơ tâm vị co thắt bất thường nên bé rất dễ nôn trớ.
Nên chia nhỏ bữa ăn để bé dễ hấp thu hơn
Nếu trẻ nôn ít (vài ba ngày mới ọc 1 lần hoặc 1 ngày ọc 2 lần), vẫn bú khỏe, lên cân tốt thì không sao và hiện tượng trào ngược này sẽ giảm dần khi trẻ lớn. Thông thường, đến năm 2 tuổi, khoảng 60% trẻ sẽ tự hết, 40% còn lại có thể kéo dài đến 4 tuổi.
>> Để hạn chế và “chữa trị” tình trạng nôn trớ ở trẻ:
– Cho trẻ bú hoặc ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần không no quá.
– Cho trẻ bú hoặc ăn đúng tư thế. Ví dụ không để trẻ chạy nhảy, đùa giỡn khi ăn. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, khi trẻ bú, giúp trẻ ngậm sâu vào quầng vú mẹ hoặc ti bình sữa, không ngậm lửng lơ vì ngậm ti không đúng cách khiến trẻ nuốt nhiều hơi trong quá trình bú, dễ đầy hơi và trớ.
– Nên vỗ ợ hơi cho bé khi kết thúc bữa ăn.
2. Trẻ bị táo bón
Táo bón được định nghĩa khi bé có số lần đi tiêu ít hơn bình thường (thay đổi theo lứa tuổi và mỗi cá nhân) với phân to, cứng, đau khi đi tiêu và đôi khi có máu. Táo bón có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm ruột, thủng ruột… Do đó, cần được khám và tìm nguyên nhân gây táo bón để có điều trị thích hợp.
Táo bón rất hay gặp ở trẻ còn nhỏ khi thức ăn có quá nhiều mỡ, chất đạm và ít chất khoáng, cũng có khi do uống nhiều sữa bò, sữa bột vì ít sữa mẹ.
Những trẻ còi xương, sinh thiếu tháng rất hay bị táo bón. Ở những trẻ lớn hơn, táo bón thường do ăn nhiều thức ăn cứng hoặc không đủ lượng vitamin B1 cần thiết, có khi do lỗ hậu môn bị rạn.
>> Để hạn chế và “chữa trị” tình trạng táo bón ở trẻ:
– Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau quả, trái cây, cho trẻ ăn các thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, sinh tố quả bơ, đu đủ… sẽ giúp cho cơ bụng và thành ruột co bóp tốt hơn.
– Các loại nước mận ép hoặc nước luộc củ cải cũng có tác dụng chống táo bón.
– Tập cho trẻ hói quen đi ngoài vào một giờ cố định trong ngày.
– Pha sữa đúng công thức được nhà sản xuất hướng dẫn, không tự ý pha sữa quá đặc.
3. Trẻ bị tiêu chảy
Khi trẻ đi tiêu ra phân lỏng như nước trên 3 lần một ngày thì được coi là tiêu chảy. Tiêu chảy trở nên nguy hiểm khi kéo dài, dẫn đến mất nước, mất điện giải trầm trọng (có thể dẫn tới tử vong nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời).
>> Để hạn chế và “chữa trị” tình trạng tiêu chảy ở trẻ:
– Điều quan trọng nhất khi trẻ bị tiêu chảy là phải bù điện giải cho trẻ, tốt nhất bằng nước oresol và phải tuân thủ hướng dẫn pha oresol, cho trẻ uống đúng cách, uống từng ít một, uống liên tục và rải rác trong ngày. Nếu trẻ diễn tiến bệnh nặng hơn, tốt nhất hãy đưa trẻ đến một cơ sở y tế để điều trị.
– Để phòng bệnh tiêu chảy, mẹ cần chú ý đảm bảo vệ sinh cho trẻ, thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau ăn.
Khi trẻ bị tiêu chảy nên chú ý đến vệ sinh thực phẩm
– Khi bệnh, ngoài việc bù nước, điện giải tốt nhất, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn những thức ăn loãng, dễ tiêu giúp tăng cường sức khỏe, trẻ sẽ có đủ sức chống đỡ bệnh, cơ thể chóng phục hồi, không bị suy sụp vì thiếu dinh dưỡng sau tiêu chảy.
– Lưu ý không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm, trước 5 tháng tuổi. Cho trẻ ăn những món mà hệ tiêu hóa non yếu chưa có đủ lượng men cần thiết để tiêu hóa cũng dẫn đến trẻ bị tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng.
Tăng cường “sức khỏe” cho hệ tiêu hóa của trẻ
Sau khi đã thuộc những cách “chữa bệnh tiêu hóa” cho con kể trên, mẹ còn cần ghi nhớ thêm một điều quan trọng. Đó là trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa khi mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Mẹ đã biết rằng trong ruột có hàng nghìn loại vi khuẩn khác nhau. Vi khuẩn có lợi và có hại sống “bình đẳng” khi cơ thể khỏe mạnh. Lúc này, nhờ lượng vi khuẩn có lợi (lợi khuẩn) đủ mạnh và đủ nhiều, có thể ức chế sự “sinh sôi nảy nở” của vi khuẩn gây hại, nên hệ tiêu hóa của bé sẽ khỏe mạnh, bình thường.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, chế độ ăn không hợp lý, sự cân bằng này biến mất. Khi các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa… Đặc biệt, đối với trẻ em, nhất là ở tuổi ăn dặm, hệ vi sinh chưa hoàn thiện, dễ dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng tiêu hóa, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn (cơ thể khó hấp thu dinh dưỡng, phân sống…) khiến các vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Bên cạnh việc giữ vệ sinh trong ăn uống, điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, nên chú ý bổ sung sớm men vi sinh có ích cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ. Để chọn men vi sinh phù hợp với trẻ, mẹ nên coi trọng những yếu tố như:
– Nên chọn men vi sinh chứa Lactobacillus acidophilus với số lượng lớn và bền vững, vì đây được xem là chủng vi sinh đạt hiệu quả rất cao trong việc bảo vệ hệ tiêu hóa, có thể giúp ức chế vi khuẩn có hại, cân bằng hệ vi sinh đường ruột một cách trực tiếp.
– Nên chọn men vi sinh được sản xuất theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt, có thương hiệu rõ ràng, uy tín tốt để đảm bảo đạt số lượng vi sinh cao nhất.
Ngoài ra, mẹ cũng đừng lạm dụng men vi sinh. Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên mỗi sản phẩm để biết liều lượng và thời gian sử dụng ra sao, áp dụng thật đúng cho con để có được hiệu quả tốt nhất.
Kim Nhường
Men vi sinh Antibio® Pro bổ sung lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus – một loại probiotic thường được sử dụng trong điều trị: Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột, điều trị và phòng ngừa tiêu chảy, cải thiện sử dụng nạp đường Lactose. |