Mẹ và Con - Hầu như chế độ ăn uống của chúng ta bị đảo lộn trong dịp Tết. Những mâm cơm ngày Tết cứ lặp đi lặp lại, bê lên rồi lại hạ xuống. Điều này là bởi sự dư thừa khiến mọi người lười làm đồ ăn cho bữa mới cũng như để tiết kiệm hơn. Chưa kể, đồ ăn chuẩn bị sẵn trước Tết đem ra dùng thay vì nấu tươi bữa một hàng ngày... Chính bởi những lẽ đó, ai cũng có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên Đán.

Khi nhắc đến các loại bệnh ngày tết thì ngộ độc thực phẩm luôn thuộc top 1 những bệnh thường gặp nhất do ngày tết chúng ta có chế độ ăn uống thất thường, hay dùng lại thức ăn cũ đã chế biến được nhiều ngày. Nếu không may bị ngộ độc thực phẩm, bạn sẽ sơ cứu như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

1. Bị ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm hay trúng thực xảy ra khi bạn ăn phải các thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh hoặc có độc tố mạnh, hoặc do ăn phải thức ăn ôi thiu, nấm mốc. 

Trường hợp trúng thực nhẹ, người bệnh sẽ chỉ cần nghỉ ngơi và tự động khỏe lại nhanh chóng mà không cần điều trị. Tuy nhiên, với những ca ngộ độc nặng, biểu hiện sẽ dữ dội hơn và cần phải nhập viện để theo dõi và điều trị. 

bị ngộ độc thực phẩm

2. Triệu chứng thường gặp khi bị ngộ độc thực phẩm

Những dấu hiệu và triệu chứng của người bị ngộ độc thực phẩm thường gặp bao gồm:

  • Ói mửa, buồn nôn, tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Sốt
  • Mệt mỏi và thiếu năng lượng
  • Chán ăn
  • Đau cơ
  • Ớn lạnh

Những triệu chứng trên có thể sẽ nặng hơn ở nhóm người cao tuổi và trẻ em dưới 5 tuổi. Thời gian xảy ra các phản ứng của ngộ độc thực phẩm ở mỗi người cũng khác nhau. Có người chỉ vài phút sau ăn, có người 1 giờ nhưng cũng có khi đến hết 1 ngày mới bị. 

3. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu có những dấu hiệu mệt mỏi, ngộ độc nặng thì cần tới bác sĩ ngay. Đặc biệt với trẻ nhỏ, chỉ cần xuất hiện các triệu chứng trúng thực, dù nặng hay nhẹ thì ba mẹ hãy sơ cứu và đưa con đi bệnh viện ngay nhé.

ngộ độc thực phẩm nặng

Dưới đây là một số dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm nặng cần được đưa đến bệnh viện điều trị: 

  • Thường xuyên nôn mửa
  • Nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu
  • Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày
  • Đau bụng dữ dội
  • Nhiệt độ trong miệng cao hơn 38,6oC
  • Mắt trũng, khát nước, khô miệng, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu, cơ thể yếu trầm trọng, hoa mắt, chóng mặt
  • Tầm nhìn bị mờ, cơ yếu và ngứa ran cánh tay
  • Tay hoặc chân lạnh
  • Thở nhanh hoặc thở dốc

4. Sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm vào dịp Tết đúng cách

4.1. Với người lớn

Để sơ cứu ngộ độc thực phẩm ở người lớn, cần thực hiện theo những bước sau:

– Dùng 2 ngón tay của mình để ngoáy họng, có thể dùng thìa nhỏ hoặc tăm bông đưa vào gốc lưỡi để gây phản xạ nôn.

– Khi bệnh nhân nôn, để đầu cúi thấp hơn ngực, tránh bị sặc vào phổi.

– Khi người bệnh đã nôn được, để cho người bệnh nằm nghỉ, sau đó hòa một gói orezol với nước hoặc pha nước muối đường cho người bệnh uống để bù và chống mất nước. Ngoài ra, loại nước này còn giúp trung hòa chất độc trong cơ thể người bệnh giúp hạn chế tác hại mà độc tố mang lại.

– Nếu người bệnh cảm thấy đối, có thể cho ăn một chút thức ăn mềm, dễ tiêu, không cho uống sữa.

– Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để tiến hành rửa dạ dày càng sớm càng tốt.

4.2. Với trẻ nhỏ

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, để sơ cứu ngộ độc thực phẩm ở trẻ, bố mẹ cần làm theo những bước sau:

– Ngừng ngay không ăn món đó nữa nếu có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm.

– Nếu trẻ nôn, nhất là nôn khi đang ngủ có thể bị sặc lên mũi, bạn cần nhanh chóng dùng miệng hút mũi trẻ để tránh nguy cơ trẻ bị khó thở, có thể dẫn đến tử vong.

– Bổ sung oresol cho trẻ để bù chất điện giải vì việc bị ngộ độc thực phẩm khiến trẻ bị mất nước, rối loạn điện giải. Ba mẹ cần chú ý pha lượng nước cho trẻ theo chỉ định số tuổi. Uống từ từ, từng chút một, không uống quá nhiều một lúc. Thêm nữa, không thỏa hiệp để trẻ uống những loại nước khác kể cả nước lọc vì không có tác dụng bù chất điện giải.  

– Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị.

trẻ em bị ngộ độc

5. Người bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?

Sau khi nôn hết thức ăn, dạ dày và ruột thường rất yếu. Do đó, người bệnh không nên ăn những thực phẩm gây đầy bụng, khó chịu. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý về thực phẩm dành cho người bị ngộ độc thực phẩm gồm:

  • Các loại thức ăn nhẹ và dễ tiêu hóa: Một số món ăn dễ tiêu hóa phổ biến gồm bột yến mạch, khoai tây nghiền nấu chín, các loại trái cây mềm…
  • Nước oresol: Cơ thể mất nước rất nhiều trong quá trình nôn và tiêu chảy, từ đó mất cân bằng điện giải. Vì vậy, việc bổ sung nước oresol sau khi ngộ độc thức ăn là rất quan trọng. 
  • Thực phẩm chứa lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa: Để cân bằng lại hệ vi sinh trong ruột, hãy bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột sau khi bị ngộ độc thức ăn. Sữa chua và thức uống probi chính là thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn có lợi nhất.

bị ngộ độc thực phẩm nặng

6. Các cách phòng ngừa bị ngộ độc thực phẩm là gì?

Trong dịp Tết này, do nhu cầu mua và tích trữ thực phẩm gia tăng nên nhiều mặt hàng đồ ăn không rõ nguồn gốc, chứa nhiều hóa chất độc hại xuất hiện. Cẩn thận trong khâu chọn lựa và chế biến thực phẩm sẽ giúp bạn bảo vệ chính bản thân và người thân trong gia đình trước nguy cơ gặp phải vấn đề sức khỏe, đặc biệt là hạn chế việc bị ngộ độc thực phẩm. Việc này có thể gồm:

  • Chọn mua những thực phẩm tươi sống, không bị ôi thiu, không hết hạn sử dụng, có xuất xứ rõ ràng
  • Bảo quản những thức ăn chưa chế biến và đã chế biến trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp
  • Không nên để thức ăn đã nấu chín ở nhiệt độ thường quá hai giờ
  • Thực hiện quy tắc ăn chín uống sôi
  • Tốt nhất là chỉ ăn thực phẩm cũ nhiều nhất hai ngày
  • Đảm bảo dụng cụ chế biến thức ăn sạch sẽ
  • Khi đi ăn ngoài, nên chọn ăn ở những nơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh những quán ăn bụi bẩn, ẩm thấp…
  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn

Trúng thực dịp Tết không phải là điều ai mong muốn. Tuy nhiên, để phòng tránh nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, cần thực hiện các biện pháp ăn chín uống sôi, ăn thực phẩm sạch, hạn chế ăn chế biến nhiều lần. Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe, đón tết bình an.  

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.