Mẹ&Con - Chỉ một ngày mất ngủ, bạn đã thấy cơ thể mình rã rời, mệt mỏi, khả năng tập trung kém hẳn. Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ còn đóng vai trò quan trọng hơn thế nữa. Trước khi đi ngủ, nên dành cho con "nghi lễ tình yêu" Chăm sóc giấc ngủ cho bé 4 cách giúp trẻ có giấc ngủ ngon

Giấc ngủ liên quan mật thiết đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh. Nếu để trẻ mất ngủ, ngủ không đủ giấc, không ngon giấc, trẻ có nguy cơ nhiễm khuẩn, cân nặng, chiều cao phát triển chậm hẳn. Đây là những điều bạn cần phải thuộc nằm lòng về giấc ngủ của con…

1. Hãy đảm bảo con được bú no trước khi ngủ

bi-mat-ve-giac-ngu-cua-con

 

Giấc ngủ của bé chỉ thật sự sâu và không gián đoạn nếu như bé đã được bú no. Bạn cần biết rằng trẻ sơ sinh có dạ dày rất nhỏ nên mỗi lần bú, bé chỉ bú được ít thôi. Điều này nghĩa là bé cần thức giấc mỗi vài giờ một lần để bú (trong đa số trường hợp là mỗi 3-4 tiếng đồng hồ bé sẽ thức dậy bú một lần). Bạn không cần phải đánh thức con để cho bú trừ khi bác sĩ đề nghị. Bé sẽ tự thức dậy bú mẹ, sau đó no nê lại ngủ tiếp. Tuy nhiên, cần nắm rõ công thức của bạn là không để trẻ sơ sinh ngủ liên tục lâu hơn 5 tiếng đồng hồ mà không dậy bú. Vì nếu vậy, bé sẽ không đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Trong trường hợp này, bạn có thể đánh thức con, cho con bú, sau đó một lúc mới đặt cho bé ngủ lại.

2. Cho con giấc ngủ khô ráo và ấm áp

Nếu bé tè ướt, nếu bỉm đang quá tải, chắc chắn bé sẽ bứt rứt không yên và không thể nào ngon giấc được rồi. Việc cứ phải thức dậy giữa đêm, khóc vì lạnh hoặc ướt sẽ khiến cho quá trình phát triển của trẻ bị chậm lại, trẻ cũng trở nên mệt mỏi hơn, khó chịu hơn và không thể linh hoạt, nhanh nhẹn như những bé bình thường được. Vì vậy, nhiệm vụ của mẹ là luôn đảm bảo cho con có được một chiếc nôi êm ái, sạch sẽ, gọn gàng và bé luôn được khô ráo, ấm áp. Bạn cần nhớ là trong bụng mẹ, thân nhiệt của bé được giữ ổn định nhưng khi đã chào đời thì nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ bé đã quen trong bụng mẹ. Vì vậy, nhiễm lạnh trong giai đoạn này không chỉ làm gián đoạn giấc ngủ, khiến bé không thể ngủ ngon mà còn dễ khiến bé bị cảm lạnh, mắc bệnh nhiễm khuẩn.

3. Nếu con không ngủ đủ giấc, thường bứt rứt…

Trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 8-9 tiếng đồng hồ ban ngày và khoảng 8 tiếng ban đêm.

 

Đừng bao giờ thờ ơ bỏ qua những dấu hiệu này. Một đứa trẻ khi tự dưng không ngủ nhiều, không ngủ ngon nữa thì chắc chắn phải có nguyên do. Bạn đặc biệt cần chú trọng những dấu hiệu bất thường về sức khỏe của bé kèm theo triệu chứng mất ngủ như bé bị sốt, phát ban, nôn trớ nhiều, thở khò khè… Cần đưa bé đến bệnh viện hoặc phòng khám bác sĩ ngay nếu thấy những dấu hiệu này. Ngoài ra, cần nhớ ngủ đủ giấc được xem là khỏe mạnh, bình thường nhưng ngủ quá nhiều thì lại hoàn toàn không tốt. Nếu thấy bé có triệu chứng ngủ li bì, không thức dậy bú (mỗi vài giờ một lần) cũng cần quan tâm ngay.

Tuyệt đối không được đặt trẻ lên giường với chai sữa ngậm trong miệng. Bé có thể bị nghẹt thở và tử vong vì bú trong lúc ngủ như thế.

4. Sao con cứ thức dậy là… khóc?

Nhiều bà mẹ có con lần đầu thường băn khoăn khi thấy bé ngủ thì không sao, hễ thức dậy là lại khóc ngay. Thật ra, nếu bạn có kinh nghiệm hơn và quan sát kỹ thì sẽ thấy không phải tự nhiên bé… khóc. Mỗi đứa trẻ sơ sinh sau khi thức dậy, đều có một khoảng lặng đặc thù. Đây là thời gian bé vừa rời khỏi giấc ngủ và chuyển tiếp sang trạng thái thức. Bé sẽ nằm rất im lặng nhưng bắt đầu mở mắt và nhận biết môi trường. Thường thì bé sẽ nhìn chằm chằm vào mọi thứ xung quanh và có phản ứng trước những tiếng động hay chuyển động trong phòng nếu có.

Sau giai đoạn này, bé mới bắt đầu… khóc để tìm sự quan tâm của mẹ. Tiếng khóc từ nhỏ sẽ lớn dần. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn cần để mắt thường xuyên đến con, phát hiện ra con đã thức ngay từ lúc bé còn đang ở giai đoạn khoảng lặng chuyển tiếp, lo nhìn mọi thứ xung quanh. Nếu bạn đến bên con vào đúng lúc này, ôm ấp vỗ về bé và cho bé bú thì rất tốt. Bạn sẽ thấy bé rất ngoan, dễ chịu, thoải mái, bú no thức chơi một lát rồi lại ngủ tiếp.

Trong khi đó, nếu bạn “chậm chân” hơn, không phát hiện kịp thời lúc bé vừa thức dậy mà đợi mãi đến khi bé chuyển sang giai đoạn khóc lớn thì sẽ mất thời gian hơn rất nhiều mới có thể dỗ dành lại được bé. Bé có thể không chịu bú nữa, tỏ vẻ rất khó chịu, khóc không dứt.

5. Thiết lập thói quen ngủ tốt cho bé

Đừng vội nghĩ sao con mình “khó tính” thế khi cứ phải được mẹ ẵm, được mẹ đưa nôi hay mở một điệu nhạc nào đó mới chịu ngủ. Tất cả những thói quen này thực tế đều do chính bạn hình thành nên cho thiên thần bé bỏng mà thôi! Ngay từ khi con chào đời, hãy cố gắng tránh việc để bé chìm vào giấc ngủ trong lúc bạn đang ẵm trên tay, đu đưa à ơi. Vì như thế, vô tình bạn sẽ khiến giấc ngủ của bé bị lệ thuộc vào một điều kiện nào đó, khi không được đáp ứng bé sẽ khó ngủ hơn. Hãy hình dung cảnh bé thức dậy giây lát giữa đêm nhưng mất khả năng tự ngủ lại, cứ khóc váng lên đòi bạn phải ẵm đi tới đi lui, đong đưa nôi hoặc làm những việc tương tự mới có thể thiếp đi lần nữa… Việc này không chỉ khiến bé mệt mỏi mà chính mẹ cũng stress theo.

bi-mat-ve-giac-ngu-cua-con

Tập cho con thói quen ngủ tốt nghĩa là tập cho con tự biết cách chìm vào giấc ngủ. Bạn có thể ẵm bé trên tay nhưng nhớ đặt trẻ vào nôi/giường khi bé vẫn còn thức và chuyển sang trạng thái buồn ngủ. Có thể tắt bớt đèn, để ánh sáng dịu, tuyệt đối im lặng và không đùa giỡn với trẻ nữa. Trẻ sẽ tự chìm vào giấc ngủ và dần dần hình thành được thói quen tự ngủ rất dễ dàng mà không nhất thiết phải có mẹ hay nôi đu đưa nữa.

6. Không gian ngủ của con

Tùy gia đình, bạn sẽ có phòng ngủ riêng cho con hoặc cho bé ngủ ở nôi sát giường bố mẹ. Tuy nhiên, dù chọn cách nào đi nữa, bạn vẫn phải tuân thủ một số nguyên tắc an toàn khi chuẩn bị không gia ngủ cho con. Ví dụ như nôi của bé phải chắc chắn, đạt tiêu chuẩn an toàn; không để bất kỳ thứ đồ chơi nào trong nôi của bé sơ sinh lúc bé ngủ; đệm lót trong nôi phải vừa vặn, êm ái; cần chắc chắn không có vật gì như mền, gối che phủ lên đầu con bạn trong lúc bé ngủ. Trong phòng ngủ của bé phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng đãng, tuyệt đối không có hóa chất, mùi thuốc lá. Bạn nhớ để tâm đến cả nhiệt độ trong phòng, tránh trường hợp bé lạnh quá hay nóng quá. 

Làm sao biết con chuẩn bị ngủ?

Với các bà mẹ mới có con lần đầu, đây là việc hơi khó khăn vì bạn chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, việc đoán biết bé đã buồn ngủ và sẵn sàng cho việc ngủ không khó nếu bạn để mắt quan sát những dấu hiệu này…

– Thiên thần bé bỏng của bạn đưa tay lên dụi mắt.

– Bé ngáp nhiều lần.

– Bé không chịu đùa nghịch hay nhìn thẳng bạn nữa mà quay đầu đi hướng khác.

– Một số bé lại ngọ nguậy liên tục, thậm chí khóc ầm lên.

Bác sĩ Nguyễn Thị Cẩm Tú
(BV Nhi Đồng 2) 

Tags:

Bài viết liên quan