Mẹ&Con - Bệnh tay chân miệng là một nhiễm trùng do vi rút, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, dễ bùng phát thành dịch nhưng đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Biện pháp phòng bệnh tay chân miệng tốt nhất cho trẻ Cẩn thận khi bệnh tay chân miệng vào mùa cao điểm "Vắc xin” chuẩn phòng bệnh tay chân miệng đang vào mùa

Bệnh tay chân miệng có nguy cơ bùng phát mùa tựu trường 5

Bệnh tay chân miệng có nguy cơ bùng phát vào mùa tựu trường. (Ảnh minh họa)

Trong khi dịch sốt xuất huyết đang có chuyển biến phức tạp ở khắp các tỉnh thành trên cả nước thì số ca mắc bệnh tay chân miệng cũng có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt, bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch vào mùa tựu trường.

Sở dĩ bệnh tay chân miệng thường tăng mạnh vào mùa tựu trường là do bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa khi ăn uống chung hay tiếp xúc với dịch của trẻ mắc bệnh, lây gián tiếp qua bàn tay hoặc vật dụng nhiễm vi rút. Thế nên, bệnh dễ lây trong môi trường sinh hoạt chung của trẻ ở lớp học, nhà trẻ… Chỉ cần một trẻ bị tay chân miệng là những trẻ xung quanh cũng có thể bị lây nhiễm bất cứ lúc nào.

Được biết, từ đầu năm 2017 đến nay, tại 63 tỉnh, thành trong cả nước đã ghi nhận 43.162 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Trong đó 20.063 trường hợp nhập viện, không có trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2016, số bệnh nhân nhập viện giảm 1,9%.

Theo đó, các tổ chức có liên quan phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, ngăn chặn bệnh tay chân miệng bùng phát thành dịch tại địa phương. Đồng thời, sở y tế cũng tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới, khoanh vùng xử lý triệt để, không để dịch lan rộng, kéo dài.

Ngành y tế sẽ đẩy mạnh tuyên truyền và tăng cường phối hợp với các trường học để triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa tựu trường, đặt biệt là bệnh tay chân miệng.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Bệnh tay chân miệng có nguy cơ bùng phát mùa tựu trường 6

Bệnh tay chân miệng vẫn chưa có vắc xin dự phòng. (Ảnh minh họa)

Bệnh tay chân miệng thường có các biểu hiện đặc trưng như sốt, đau họng, loét miệng, lưỡi, bỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông. Bệnh thường gia tăng vào hai thời điểm trong năm là từ tháng 3 đến tháng 5 và tháng từ tháng 9 đến tháng 10.

Đây là bệnh vẫn chưa có vắc xin dự phòng. Do vậy, để phòng bệnh tay chân miệng, bố mẹ hoặc người trông trẻ cần chú ý một vài điều sau:

– Cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày cả người lớn và trẻ em.

– Thức ăn cho trẻ cần bảo đảm đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống sôi.

– Vật dụng ăn uống phải được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng. Tốt nhất là ngâm hoặc tráng qua nước sôi trước khi dùng.

– Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi.

– Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Tags:

Bài viết liên quan