Mẹ&con - Chắc hẳn bạn biết rằng việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ hợp lý ngay từ những năm tháng đầu đời là hết sức quan trọng. Có được cân nặng hoàn hảo, tương xứng với chiều cao và phù hợp với từng độ tuổi, trẻ không những phát triển tốt về mặt thể chất, mà còn phát huy hết tiềm năng về mặt trí tuệ. 5 điều mẹ cần ghi nhớ về cân nặng thai nhi Mẹ nấu cháo không đúng cách, con suy dinh dưỡng, thừa cân Dinh dưỡng và trẻ thừa cân

Chắc hẳn bạn biết rằng việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ hợp lý ngay từ những năm tháng đầu đời là hết sức quan trọng. Có được cân nặng hoàn hảo, tương xứng với chiều cao và phù hợp với từng độ tuổi, trẻ không những phát triển tốt về mặt thể chất, mà còn phát huy hết tiềm năng về mặt trí tuệ.
Theo Khảo sát mới nhất của Hội Nhi khoa Việt Nam, hiện nay đã có một bộ phận trẻ em Việt Nam đạt được mức chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới WHO (tập trung chủ yếu ở các khu vực thành thị). Tuy nhiên, tình trạng đáng lo ngại là một bộ phận trẻ em thành phố lại ăn quá thừa dinh dưỡng do ăn nhiều thịt, chất béo. Ngược lại, vẫn còn một bộ phận không nhỏ trẻ (chủ yếu ở khu vực nông thôn) vẫn còi cọc, suy dinh dưỡng do thiếu chất như: dầu, mỡ, vitamin các loại. Nếu những đứa trẻ không được sớm bổ sung dinh dưỡng sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng thấp bé, nhẹ cân khi trưởng thành, ảnh hưởng đến sự phát triển.
Vậy, như thế nào là đủ cân, tăng cân đúng chuẩn? Bạn có thể tham khảo bảng sau đây:

 Chuẩn cân nặng và chiều cao của bé

Bé gái

Tuổi

Bình thường

Suy dinh dưỡng

Thừa cân

0

3,2 kg – 49,1 cm

2,4 kg – 45,4 cm

4,2 kg

1 tháng

4,2 kg – 53,7 cm

3, 2 kg – 49,8 cm

5,5 kg

3 tháng

5,8 kg – 57,1 cm

4, 5 kg – 55,6 cm

7,5 kg

6 tháng

7,3 kg – 65,7 cm

5,7 kg – 61,2 cm

9,3 kg

12 tháng

8,9 kg – 74 cm

7 kg – 68,9 cm

11,5 kg

18 tháng

10,2 kg – 80,7 cm

8,1 kg – 74,9 cm

13,2 kg

2 tuổi

11,5 kg – 86,4 cm

9 kg – 80 cm

14,8 kg

3 tuổi

13,9 kg – 95,1 cm

10,8 kg – 87,4 cm

18,1 kg

4 tuổi

16,1 kg – 102,7 cm

12,3 kg – 94,1 cm

21,5 kg

5 tuổi

18,2 kg – 109,4 cm

13,7 kg – 99,9 cm

24,9 kg

 

cân nặng của trẻ 

Bé trai

Tuổi

Trung bình

Suy dinh dưỡng

Thừa cân

0

3,3 kg- 49,9 cm

2,4 kg – 46,1 cm

4,4 kg

1 tháng

4,5 kg – 54,7 cm

3,4 kg – 50,8 cm

5,8 kg

3 tháng

6,4 kg – 58,4 cm

5 kg -57,3 cm

8 kg

6 tháng

7,9 kg – 67,6 cm

6,4 kg – 63,3 cm

9,8 kg

12 tháng

9,6 kg – 75,7 cm

7,7 kg -71,0 cm

12 kg

18 tháng

10,9 kg – 82,3 cm

8,8 kg -76,9 cm

13,7 kg

2 tuổi

12,2 kg – 87,8 cm

9,7 kg – 81,7 cm

15,3 kg

3 tuổi

14,3 kg – 96,1 cm

11,3 kg – 88,7 cm

18,3 kg

4 tuổi

16,3 kg – 103,3 cm

12,7 kg – 94,9 cm

21,2 kg

5 tuổi

18,3 kg – 110 cm

14,1 kg -100,7 cm

24,2 kg

 

Cân nặng 

NHỮNG “BÍ MẬT” VỀ CÂN NẶNG

– Cũng như người lớn, mỗi em bé đều có hình dáng và kích thước khác nhau. Cân nặng trung bình của em bé tại Việt Nam là 3kg, và phần lớn các em bé sơ sinh có số cân nặng từ 2,5kg đến 4kg.

– Cân nặng của bé chịu ảnh hưởng của di truyền, sức khỏe và dinh dưỡng của mẹ trong thời kỳ mang thai. Nhưng bạn cần lưu ý rằng, cân nặng của bé lúc mới sinh không phải là điều quan trọng nhất, mà sự phát triển và mức độ lên cân của bé theo từng giai đoạn tăng trưởng sau này mới là điều đáng quan tâm hơn.

– Từ lúc mới chào đời, tất cả các bé đều giống nhau một điểm, đó là giảm cân sinh lý! Nguyên nhân là do bé phải có thời gian làm quen với cách hấp thụ dinh dưỡng mới, theo đường từ ngoài vào chứ không thông qua nhau thai truyền từ mẹ sang như trước đây. Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ, cơ thể bạn cũng cần thời gian để sản sinh ra sữa nữa. Do đó, nhiều em bé sụt cân đến 10% trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh, nhưng bé sẽ tăng cân trở lại sau 10 ngày tuổi.

– Bé cần được theo dõi sức khỏe định kỳ tại các trung tâm y tế, trong đó có vấn đề về cân nặng. Nếu bạn có câu hỏi nào liên quan đến cân nặng của bé, đừng ngần ngại hỏi bác sĩ, nhân viên y tế để có thể có cách chăm sóc bé tốt nhất.

– Lưu ý, biểu đồ theo dõi sự tăng cân của bé chỉ mang tính hướng dẫn, nếu cân nặng của bé vẫn nằm trong phạm vi “bình thường” cho phép thì bạn không phải lo lắng gì mặc dù cân nặng của bé có lúc lên, lúc xuống. Điều này có thể là do bé lớn phổng lên, do bị ốm, hay do kích ứng với thức ăn mới hay đơn giản là do bé hao tốn năng lượng hơn khi bắt đầu vận động được nhiều hơn. 

Tags:

Bài viết liên quan