Tôi sắp sinh bé thứ hai. Trước thời điểm tôi mang thai, con đầu cũng khá quấn quýt tôi, song chỉ ở mức độ vừa phải. Nhưng từ lúc biết tôi mang thai, bé gần như bám mẹ không rời. Tôi phải làm sao đây? Làm sao khi vợ ghen tuông bồng bột? Mẹo tẩy sạch vết bút chì sáp trên tường, bàn ghế Món ngon từ khoai tây

Hỏi: Tôi sắp sinh bé thứ hai. Trước thời điểm tôi mang thai, con đầu cũng khá quấn quýt tôi, song chỉ ở mức độ vừa phải. Tức là bé “san đều” sự quấn quýt với bố, mẹ và bà nội ở cùng nhà. Thế nhưng không hiểu sao từ lúc tôi mang thai, bé đột nhiên trở nên có thái độ bám mẹ một cách “triệt để”. Tôi không biết có phải bé đủ sự nhạy cảm nhận ra mẹ sắp có em nên cố gắng làm như thế để gây sự chú ý với mẹ, sợ bị mẹ cho “ra rìa” hay không. Nhưng thực sự, cách bé bám tôi từ lúc ăn cho tới lúc ngủ, không chịu ai khác đút cho ăn, không chịu ai ngoài mẹ ru ngủ, xoa lưng thì tôi rất lo lắng. Nếu sau khi tôi sinh mà em mà bé đầu vẫn như thế này chắc chắn sẽ khó khăn cho cả mẹ lẫn con.
Nguyệt Tú
(Quận 3)

chuyen gia mevacon

Suy luận của bạn hoàn toàn có cơ sở vì trẻ em dù ở độ tuổi rất nhỏ vẫn rất nhạy cảm để nhận ra những thay đổi, khác thường. Phản ứng bám mẹ của bé là tự nhiên. Nó giống như một bước tất yếu trong quá trình phát triển tâm lý để thích nghi với chuyện trở thành anh chị và có em.

Tuy nhiên, bám như thế nào là hợp lý và bám như thế nào là cần điều chỉnh lại là một “bài toán” khác. Nếu bé có dấu hiệu không chịu bất kỳ ai chăm sóc, không có chuyện gì cũng giữ riết mẹ bên cạnh thì điều này cần chấn chỉnh, nếu không sẽ không có lợi cho sự phát triển tính cách độc lập của bé sau này.

Nên tạo điều kiện cho bố hoặc những người thân khác chăm sóc bé nhiều hơn. Ví dụ bé đòi bạn nằm cùng mới ngủ thì có thể có cả bố lẫn mẹ bên cạnh, rồi bạn ra khỏi phòng một lát lại quay vào. Nhớ là cần “cai mẹ” cho bé từ từ, tránh đột ngột quá khiến bé hụt hẫng, thất vọng hay hoảng loạn. Ví dụ thay vì bạn ở bên con suốt ngày thì bảo với trẻ là mẹ đi chợ một lát sẽ về ngay và tăng dần thời gian bạn “vắng nhà” lên.

Theo mô tả của bạn, tôi đoán bé nhà bạn đã trên 2 tuổi. Từ độ tuổi này trở đi, bé có thể tự tham gia vui chơi cùng nhóm bạn, vừa là học nói, vừa là hình thành khả năng thích nghi xã hội. Không nên sợ con khóc, lo con bị bạn bắt nạt mà “cách ly” bé với bạn chơi. Hãy để cho bé hòa đồng bằng cách đưa bé đến nơi có nhiều bé cùng tuổi khác. Hãy tôn trọng cách tham gia hòa nhập của bé. Bằng cách này, bé sẽ bị chi phối và bớt lúc nào cũng cần đến mẹ bên mình.

Có một lưu ý nhỏ cho bạn là trong quá trình giúp bé “cai mẹ”, bạn cần giữ đúng những lời giao hẹn với bé, không nên nói dối con. Ví dụ, bạn nhờ bố đút cho bé ăn và bảo: “Mẹ xuống lầu một lát sẽ lên ngay” thì chỉ nên vắng mặt 5-10 phút lại quay lên. Bằng cách này, bé dần hiểu rằng không phải lúc nào mẹ cũng bên cạnh mình, nhưng tất cả những điều đó chỉ là tạm thời thôi và mẹ sẽ nhanh chóng trở về, luôn bên cạnh bé!

Tags:

Bài viết liên quan