Mẹ&Con - Con gái tôi được 4 tháng tuổi và cháu bị chẩn đoán là viêm phổi, phải nằm viện. Trẻ nhỏ cũng viêm đường tiết niệu? Giao mùa, cẩn thận viêm a-mi-đan

Con gái tôi được 4 tháng tuổi và cháu bị chẩn đoán là viêm phổi, phải nằm viện. Xin bác sĩ tư vấn giúp sao cháu lại bị viêm phổi sớm như thế, có phải tôi chăm sóc chưa đúng cách hoặc sức đề kháng của cháu yếu hơn bình thường không? Bị viêm phổi một lần như vậy rồi thì sau này cháu có dễ bị tái lại bệnh nữa không? Lần sau, tôi làm sao để phát hiện sớm con có nguy cơ viêm phổi?

Khánh Thy

(Quận 6)

 chuyen gia mevacon

Trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp trong đó có viêm phổi. Viêm phổi trong các trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện điều trị kịp thời.

Vì vậy, mẹ cần cảnh giác khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng như:

1. Thở nhanh

Có thể đếm nhịp thở cho trẻ trong một phút để đánh giá tình trạng bệnh cho trẻ (trẻ dưới 2 tháng tuổi : > 60 lần, trẻ 2-12 tháng tuổi: > 50 lần, trẻ 1-5 tuổi: > 40 lần). Chú ý nên đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên hoặc khi ngủ và cần đếm tối thiểu 2 lần để kiểm tra kết quả.

2. Rút lõm lồng ngực

Rút lõm lồng ngực là biểu hiện của trẻ bị viêm phổi nặng. Để phát hiện, cha mẹ có thể nhìn vào phần dưới lồng ngực, nếu lõm sâu khi trẻ hít vào thì gần như chắc chắn trẻ bị viêm phổi, cần đưa ngay đến bác sĩ.

3. Một số dấu hiệu khác

Trẻ bị sốt cao và dai dẳng. Một số trẻ bị sốt cao kèm theo co giật, mệt mỏi, mất nước, trẻ quấy khóc, bỏ bú, ngủ không sâu.

Dấu hiệu nguy hiểm khác là bỗng dưng cơ thể bé từ mặt, chân, tay cho đến thân mình đều có biểu hiện da nhợt nhạt và tím tái. Đây là dấu hiệu của rối loạn hô hấp, trường hợp này cần đưa bé đi cấp cứu càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, nếu trẻ có các biểu hiện như phập phồng cánh mũi, thở rên, bú kém, kích thích… cũng nên cảnh giác.

Để phòng tránh viêm phổi, cần chú ý giữ phòng ốc của con thoáng mát, đủ ánh sáng, tránh gió lùa nhưng có không khí luân chuyển (mở cửa sổ một số giờ trong ngày). Tuyệt đối không để có người hút thuốc trong phòng của bé. Quần áo mặc cho bé vừa đủ. Nên chọn chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.

Khi thấy con toát mồ hôi, cần lau mồ hôi, thay áo khô cho con ngay. Trường hợp phát hiện bé bị viêm đường hô hấp trên như ho, sốt, sổ mũi, khò khè, cần đưa đến cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám và điều trị, tốt nhất là đưa cháu đến bác sĩ chuyên khoa nhi. Không tự tiện mua thuốc để điều trị khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Ngoài ra, bạn nên cố gắng duy trì sữa mẹ cho bé thay vì để bé bú sữa ngoài. Vì sữa mẹ rất tốt cho trẻ nhỏ, giúp trẻ tăng đề kháng, ngăn chặn được sự tấn công của vi-rút, vi khuẩn. 

Mùa nóng, không nên mặc quần áo quá dày hoặc quấn tã lót chặt làm cho trẻ dễ bị cảm lạnh do quần áo hoặc tã lót thấm mồ hôi làm cho trẻ cảm lạnh. Khi trẻ chơi hoặc trẻ ngủ, không nên cho quạt hoặc máy điều hòa xoáy thẳng hơi lạnh vào người trẻ. Ngoài ra, mặc dù là mùa nắng nóng nhưng khi tắm cho trẻ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi, nên dùng nước ấm và không nên cho trẻ tắm lâu. 

Tags:

Bài viết liên quan