Mẹ&Con - Thông tin từ Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cho biết, cháu S. (SN 2015) nhập viện trong tình trạng bị bỏng phần đầu và tay ở mức độ 2. Chăm sóc vết bỏng cho con như thế nào? Bị chảo mỡ nóng đổ vào người, bé 2 tuổi bỏng 75% cơ thể Chữa bỏng 'lang vườn', cháu bé bị nhiễm trùng máu

Theo chị T.T.H (mẹ của cháu S), khoảng 8h ngày 14/2, bố chồng chị ở nhà trông cháu S. để chị chở con trai đầu đi học. Trong lúc ông nội xuống bếp nấu nước sôi để pha trà thì cháu S. chơi quanh quẩn sau lưng ông. Do bất cẩn, ông nội đã làm đổ ấm nước sôi trúng vào người cháu S. đứng phía sau.

Cháu S. được mọi người nhanh chóng dùng nước lạnh để sơ cứu, rồi lập tức đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Hà.

Bé 17 tháng tuổi bị bỏng nặng do ấm nước pha trà của ông nội 4
Đã có nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị bỏng do người lớn bất cẩn khi đun nức sôi. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Trần Hữu Ngọc – Trưởng khoa Ngoại cho biết, cháu S. nhập viện trong tình trạng bị bỏng phần đầu và chân với mức độ 2, diện tích 5%. Rất may khi cháu S. bị bỏng đã được người nhà sơ cứu đúng cách, khi tới bệnh viện được cấp cứu kịp thời nên tình hình sức khỏe của cháu đã dần ổn định.

Bác sĩ Ngọc khuyến cáo, khi trẻ nhỏ bị bỏng, không nên sơ cứu sai cách như cho nước mắm, nước tiểu vào vùng bỏng, vì như thế sẽ khiến vết bỏng thêm phức tạp, thời gian điều trị phải kéo dài và rất khó khăn. Mỗi người dân rất cần được phổ biến cách sơ cứu ban đầu khi bị bỏng để tránh trường hợp làm tăng độ bỏng cho bệnh nhân.

Theo Gia đình và Xã hội

Tags:

Bài viết liên quan