Mẹ&Con - Đậu phộng vốn là một lương thực giàu chất dinh dưỡng, được nhiều người ưa chuộng nhưng không phải ai cũng có thể ăn, nhất là đối với các mẹ bầu. Vì vậy, trước khi bổ sung đậu phộng vào chế độ ăn hàng ngày, thai phụ cần cân nhắc kỹ lưỡng nhằm tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và con. Bà bầu có nên uống nước rau má? Mẹ bầu có nên ăn sầu riêng? Bầu có nên ăn ốc?

Nguồn dinh dưỡng phong phú từ đậu phộng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đậu phộng chứa các vitamin B, kẽm, canxi, đồng, sắt, kali… trong đó nhiều nhất la vitamin E – một vi chất quan trọng trong tổng hợp hormone sinh dục, chống lão hóa. Bên cạnh đó, trong đậu có chứa folate có tác dụng bổ não, chất làm giảm nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh của thai nhi khoảng 70%. Còn theo Đông y thì thành phần chủ yếu trong nhân đậu phộng là chất béo, có tác dụng chồng ho, tốt cho dạ dày…

Tuy nhiên, rất nhiều bà bầu lo ngại ăn món này vì theo kinh nghiệm dân gian, đậu phộng dễ gây ngứa, dị ứng và đặc biệt là đối với những thai phụ có cơ địa yếu thì việc ăn đậu phộng càng tăng nguy cơ sẩy thai, dọa sinh non… Điều này khiến nhiều bà bầu đã loại ngay món ăn hấp dẫn nay ra khỏi thực đơn ngay từ những ngày đầu mang thai. Nhưng gần đây nhất, một nghiên cứu thuộc Bệnh viện nhi Boston (Boston Children’s Hopital) đã chứng minh rằng đậu phộng không phải là nguyên nhân gây dị ứng đối với bà bầu và thai nhi. Ngược lại, việc các mẹ ăn đậu phộng là hoàn toàn tốt cho sức khỏe cho hai mẹ con và cũng là một trong những món giúp mẹ tiết sữa nhiều.

bau-co-nen-an-dau-phong-khong

Tốt nhưng không nên ăn nhiều

Với những kiến thức trên, mẹ bầu sẽ giảm áp lực thèm ăn đậu phộng nhưng lại không dám ăn vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều mẹ bầu chia sẻ kinh nghiệm là bản thân dễ bị chướng bụng, khó tiêu, thậm chí làm tăng nguy cơ táo bón nếu ăn đậu phộng quá nhiều. Vì vậy, mẹ không nên ăn nhiều và ăn liên tục. Cách tốt nhất là xếp đậu phộng vào món ăn vặt và chỉ sử dụng đậu đã luộc chín, không để lâu ngày.

Tags:

Bài viết liên quan