Dấu hiệu của băng huyết sau sinh
Một số dấu hiệu của băng huyết sau sinh thường và sinh mổ không khác nhau, có thể xảy ra như:
- Mẹ bị chảy máu đường sinh dục không kiểm soát: Ngay sau khi đẻ và sổ rau. Lượng máu này có thể nhiều hoặc ít, máu tươi hoặc đỏ bầm, từng cục hoặc loãng. Máu chảy bị ứ trong buồng trứng làm cho tử cung bị tăng thể tích, đáy tử cung lên cao dần, tử cung sẽ to ra theo bề ngang và mềm nhão.
- Giảm huyết áp.
- Tăng nhịp tim, da trở nên tái đi hoặc xanh nhợt, khát nước.
- Không thấy khối cầu an toàn trên xương vệ.
- Giảm số lượng hồng cầu trong cơ thể.
- Mẹ bỉm bị sưng và đau ở âm đạo cùng khu vực gần đó, nếu chảy máu có thể là nguyên nhân do tụ máu.
- Chân tay vã mồ hôi, lạnh hơn bình thường.
Phòng ngừa băng huyết sau khi sinh như thế nào?
Để giảm tần suất cũng như tỷ lệ tử vong do băng huyết sau sinh, các bá sĩ đã có những lời khuyên như sau:
- Tránh tình trạng chuyển dạ kéo dài bằng cách theo dõi sát sao quá trình chuyển dạ trên monitoring, cơn gò tử cung, tim thai…
- Tham khảo tiêm oxytocin (10 IU) để phòng ngừa băng huyết sau sinh.
- Điều chỉnh các rối loạn đông máu nếu có bằng cách nên tầm soát sức khỏe và xét nghiệm đông máu toàn bộ. Kiểm tra số lượng tiểu cầu và tìm hiểu kỹ với bác sĩ về những bệnh lý về máu của bản thân. Nên khám chuyên khoa về nội huyết học để có hướng điều trị tốt nhất.
- Không nên thực hiện các thủ thuật giúp sinh nếu không có chỉ định rõ ràng của bác sĩ hoặc chưa đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện. Khi muốn thực hiện những thủ thuật nên tìm nơi sinh an toàn, uy tín để đảm bảo thực hiện nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật.
- Phòng ngừa nhiễm trùng ối bằng các loại thuốc kháng sinh.
- Cẩn thận khi dùng các loại thuốc tê, thuốc mê giúp giảm đau trong lúc chuyển dạ.
- Tìm ra nguyên nhân và xử trí ngay những trường hợp có cơn gò cường tính, cơn gò yếu. Nếu như cảm nhận cơ thể không ổn, nhanh chóng nói với bác sĩ để mổ lấy thai, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
- Sau khi sổ nhau nên xoa bóp đáy tử cung qua thành bụng để giúp tử cung co hồi tốt hơn. Đồng thời kiểm tra nhau kỹ lưỡng, soát lòng tử cung ngay khi nghi ngờ sót nhau trong cơ thể.
- Kiểm tra loại đường sinh dục nếu có để thực hiện thủ thuật giúp sinh, kiểm tra lại tử cung nếu sản phụ có vết mổ cũ.
- Khi mang thai nên thăm khám thai theo định kỳ. Bác sĩ sẽ cung cấp thuốc sắt và acid folic trong suốt thai kỳ để phòng ngừa mẹ bầu thiếu máu. Vì điều này phòng ngừa được tình trạng thiếu máu hoặc biến chứng nặng hơn khi băng huyết sau sinh xảy ra.
- Đặc biệt cần lưu ý những sản phụ có nguy cơ cao, gồm những người có liên quan đến nhóm nguyên nhân kể trên. Theo dõi sát sao sản phụ ít nhất 6 giờ sau sinh để kịp thời phát hiện tình trạng chảy máu xảy ra và xử trí sớm.
Không những tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao cho các mẹ bầu, băng huyết sau sinh còn để lại nhiều di chứng thứ phát quan trọng khác như hội chứng suy hô hấp ở người trưởng thành, sốc và đông máu nội mạch lan tỏa… Nhiều trường hợp bị suy thận cấp, hoại tử tuyến yên và mất khả năng sinh sản, mẹ bầu cần hết sức cảnh giác với hiện tượng này.
Chăm sóc sau sinh được xem là quá trình liên tục và bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, kể cả sinh thường hay sinh mổ. Mẹ bỉm cần có thời gian phục hồi sứ khỏe để đảm bảo không mắc phải những biến chứng sau sinh nào xảy ra.
Băng huyết sau sinh là một trong những bệnh lý nguy hiểm cũng như là nỗi ám ảnh của các mẹ bầu, nếu không được thăm khám, điều trị kịp thời có thể gây mất máu quá nhiều, nguy cơ tử vong cao.
Hy vọng qua bài viết trên, Tạp chí Mẹ và Con tổng hợp và cung cấp đến mẹ nhiều thông tin bổ ích về tình trạng băng huyết sau sinh, giúp mẹ hiểu rõ hơn về bệnh lý này và có cách để ngăn ngừa tốt nhất nhé!