1. Con đi học về và khóc bù lu bù loa vì bị bạn đánh. Bạn sẽ:
а) Đến trường hỏi thầy cô cho ra lẽ.
b) Khuyên con nên tìm cách tự làm hòa và chơi lại với bạn.
c) Quát mắng và cấm con không được chơi với bạn đó.
2. Con trai bạn phá hỏng búp bê của em gái. Và con gái khóc to, còn bạn:
а) Nhẹ nhàng bảo con xin lỗi em gái
b) Cùng con trai tìm cách sửa lại món đồ chơi.
c) Trừng phạt con trai và không cho đụng món đồ chơi nào.
3. Giữa khuya, con trai bạn rời khỏi giường và mở cửa phòng ba mẹ nói rằng con không thể ngủ được. Lúc đó, bạn:
а) Kêu con về giường ngủ và hứa sẽ mua cho một món đồ chơi vào ngày mai.
b) Gọi con vào ngủ chung với ba mẹ.
c) Đề nghị con về phòng và dọa sẽ trừng phạt nó nếu nó không chịu ngủ.
4. Vào giờ học bài, con thường xuyên lén giấu điện thoại trong phòng để chơi game.
а) Làm bài tập giúp con và cấm bé đi chơi vào cuối tuần.
b) Cùng trò chuyện, tìm hiểu nguyên nhân vì sao con không chịu làm bài tập.
c) Đề nghị con đưa điện thoại và không nói chuyện với con một thời gian.
5. Con trai bạn làm nũng không chịu ăn món ăn thường ngày bé rất thích. Bạn sẽ:
а) Chiều ý con và nấu món khác cho bé.
b) Hỏi han con vì sao không ăn.
c) Nghiêm khắc nói với con phải bỏ tính nhõng nhẽo đó và bắt bé phải ăn hết thức ăn.
Đáp án:
Nếu “a” là đáp án nhiều nhất:
Bạn đang thiếu lòng tin ở con mình. Bạn cho rằng con không thể tự mình làm bất cứ việc gì. Và bạn thường can thiệp vào công việc của con. Chính suy nghĩ này của ba mẹ sẽ khiến con ngày càng dựa dẫm, ỷ lại và khó có thể giải quyết khó khăn của mình.
Nếu đáp án của bạn là “b”:
Bạn là một người mẹ tâm lý và thấu hiểu con mình. Bạn cho phép con được tự do lựa chọn và hành động theo ý nghĩ của con. Những thời điểm cần thiết, bạn sẽ cho con lời khuyên và trò chuyện như hai người bạn. Con cái sẽ rất thích tỉ tê mọi chuyện với ba mẹ vì chúng biết bạn sẽ là người đứng sau và luôn dõi theo con trong mọi tình huống.
Nếu bạn chọn “c” nhiều nhất:
Thật là đáng buồn vì bạn gần như không quan tâm đến cảm xúc của con. Cách bạn giải quyết vấn đề như thể bạn từ chối trách nhiệm và để con được phép tự do muốn làm gì thì làm. Có thể bạn vẫn yêu thương con nhưng thái độ quát mắng, dọa nát trước những lỗi lầm của trẻ không phải là cách giải quyết hay và được lòng trẻ. Hãy mềm mỏng và vị tha hơn, bạn nhé!