Ngồi xổm đi vệ sinh là thói quen của nhiều chị em phụ nữ. Vì vậy, sau khi mang thai nhiều mẹ vẫn giữ thói quen này. Tuy nhiên, tư thế vệ sinh của các mẹ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mẹ bầu và cả thai nhi. Trong bài viết hôm nay, Mẹ và Con sẽ giải đáp thắc mắc bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không và mách các mẹ tư thế đi vệ sinh tốt cho sức khỏe.
Nhiều trường hợp thắc mắc về việc ngồi xổm khi đi vệ sinh
Fanpage Tạp chí Mẹ và Con thường xuyên nhận được các câu hỏi liên quan đến tư thế đi vệ sinh. Sau đây là một ví dụ.
Chào admin Mẹ và Con
Mình mang thai được 5,5 tháng và bụng thuộc dạng nhỏ. Do trước đây mình có thói quen ngồi xổm khi đi vệ sinh và vẫn giữ thói quen này khi mang thai. Khi chia sẻ với bạn bè, người thân… đa phần mình đều nhận được lời cảnh báo là tư thế ngồi xổm khi đi vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Admin Mẹ và Con cho mình hỏi là bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Và đây là tư thế vệ sinh tốt cho mẹ bầu và an toàn cho thai nhi. Mình cảm ơn rất nhiều ạ.
Minh Anh 26 tuổi, Tân Phú, TP.HCM.
Giải đáp thắc mắc bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không?
Đầu tiên, các mẹ có thể yên tâm vì tư thế ngồi xổm khi đi vệ sinh không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho thai nhi. Tuy nhiên, nếu duy trì tư thế này thường xuyên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ.
Khiến tĩnh mạch của mẹ bầu bị suy giãn, phù nề
Khi mang thai trọng lượng cơ thể của các mẹ sẽ tăng lên, từ đó vùng bụng sẽ gây áp lực lên xương sống. Khi các mẹ ngồi xổm, cơ thể gập lại phần bụng dưới sẽ đè nặng lên các tĩnh mạch và khiến chúng hoạt động kém đi. Về lâu dài sẽ gây ra tình trạng tắc tĩnh mạnh, suy giãn, và xuất hiện tình trạng phù nề
Gây áp lực lên bàng quang
Phần bụng dưới nằm gần bàng quang, chính vì vậy khi tăng trọng lượng bụng dưới sẽ tạo một áp lực rất lớn đến bàng quan. Khi ngồi xổm sẽ chèn ép lên bàng quang khiến việc vệ sinh khó khăn hơn, nguy hiểm hơn có thể gây mất sức và ngất.
Dễ ngã
Bên cạnh việc ngồi xổm khi đi vệ sinh, nhiều mẹ thường co thói quen giặt giũ, nấu ăn… Đây là thói quen rất nguy hiểm cho mẹ bầu. Ngồi lâu trong tư thế này một thời gian sẽ xuất hiện tình trạng tê bì chân tay, từ đó nguy cơ bật ngửa ra phía sau là rất cao. Việc té ngã trong quá trình mang thai ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai nhi.
Đặc biệt đối với mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ, việc bị té ngã rất nguy hiểm. Vì lúc này thai nhi chưa bám chắc vào tử cung nên có thể gây ra tình trạng sảy thai ngoài ý muốn. Đây cũng là yếu tố giúp mẹ giải đáp được thắc mắc bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không.
Ảnh hưởng đến xương khớp
Như đã nói ở trên, trong quá trình mang thai cân nặng sẽ tăng mạnh. Lúc này khung xương sẽ chịu áp lực rất lớn. Đặc biệt là vùng đầu gối và dây thần kinh đùi. Nếu ngồi xổm lâu ngày sẽ dẫn đến sưng và dễ gặp các bệnh lý xương khớp về sau.
Tuy rằng ngồi xổm nói chung hay ngồi xổm khi đi vệ sinh nói riêng không được khuyến khích trong suốt thai kỳ. Nhưng đây lại là bài tập phù hợp với các mẹ 3 tháng cuối thai kỳ. Theo bác sỹ sản khoa, khi ngồi xổm vào tháng cuối thai kỳ sẽ kích thích xương chậu giãn nở và dễ sinh hơn. Tuy nhiên, mẹ phải ngồi đúng tư thế để cung cấp đủ oxy cho thai nhi. Đồng thời giúp giảm chứng thoát vị đĩa đệm và giảm căng thẳng khi sắp “vượt cạn”.
Tư thế đi vệ sinh của bà bầu khi mang thai
Sau khi đã có được đáp án của thắc mắc bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Chắc hẳn nhiều bạn sẽ muốn tìm hiểu về tư thế ngồi đúng của bà bầu khi mang thai. Đi vệ sinh bồn cầu bệt cần một tư thế ngồi đúng. Và đối với bà bầu, tư thế ngồi chuẩn nhất là giữ thẳng cổ, người không chúi về phía trước, vai thả lỏng, chân tạo thành một góc 90 độ với mặt đất.
Lưu ý, khi chuyển từ ngồi sang đúng hay ngược lại mẹ bầu cần di chuyển từ từ, không nên quá nhanh đột ngột. Đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ, khi bụng đã lớn bà bầu nên dùng 1 tay đỡ phần bụng trước tay còn lại đỡ vị trí ngồi sau đó từ từ tựa lưng vào ghế để hai chân song song với nhau.
Có thai không nên đi vệ sinh tư thế nào?
Bên cạnh nắm được tư thế ngồi đúng khi mang thai, các mẹ cũng nên note lại những tư thế ngồi sai sau đây để không mắc phải nhé!
- Ngồi vị trí không có điểm tựa cho lưng: Khi mang thai cơ thể sẽ tăng trọng lượng rất lớn, nếu ngồi ở vị trí không có điểm tựa lưng sẽ khiến tình trạng đau lưng khi mang thai trầm trọng hơn. Vì vậy, bạn hãy kiểm tra vị trí tựa lưng có chắc chắn hay không trước khi ngồi.
- Ngồi nghiêng người về phía trước: Không chỉ ảnh hưởng đến mẹ, tư thế ngồi này còn tạo áp lực lên thai nhi, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé.
- Ngồi buông thõng vai: Xương sống của phụ nữ mang thai không chỉ chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể mà còn chịu sức nặng từ thai nhi. Nếu ngồi ở tư thế buông thõng vai sẽ khiến cột sống đau nhức rất nhiều.
Bên cạnh giải đáp thắc mắc bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Các mẹ cần lưu ý về thời gian đi vệ sinh. Mỗi lần đi vệ sinh chỉ nên kéo dài khoảng 15 phút. Mẹ bầu không nên xem sách báo, lướt điện thoại trong lúc vệ sinh. Vì đây không phải là cách thư giãn khoa học. Chính thói quen này sẽ kéo dài thời gian đi vệ sinh của các mẹ. Từ đó, dẫn đến tình trạng thiếu máu não, choáng váng khi đứng dậy và có thể té ngã.
Mang thai là niềm hạnh phúc vô bờ bến của nhiều mẹ. Để niềm vui được trọn vẹn, mẹ cần bổ sung thêm nhiều kiến thức liên quan đến thai kỳ và thai nhi. Hy vọng với bài viết trên đây sẽ giải đáp được thắc mắc bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không. Từ đó, các mẹ sẽ có thêm một kiến thức bổ ích để thai kỳ khỏe mạnh.