Mẹ&Con - Nước mía là loại đồ uống phổ biến, được nhiều người ưa chuộng, trong đó có phụ nữ mang thai bởi có tác dụng giải nhiệt và hợp với túi tiền. Nhưng thường thì cái gì lạm dụng quá cũng không tốt. Vậy bà bầu uống nước mía như thế nào là đúng cách và tốt cho sức khỏe? 10 loại nước ép trái cây ngon miệng, trị bách bệnh Hướng dẫn bà bầu uống sữa đúng cách Cách ăn uống thông minh dành cho bầu

3 lý do bà bầu nên uống nước mía

-Có thể giảm ốm nghén: Nghén là một trong những nỗi ám ảnh của bà bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Với những thai phụ đã có kinh nghiệm thì không còn xa lạ với món “nước mía pha gừng”. Theo đó, bạn chỉ cần pha khoảng 1 ly nước mía (không đá càng tốt) với một ít nước gừng tươi sẽ có thể hạn chế được những cơn ốm nghén hàng ngày.

– Giải nhiệt: Trong cây mía, đường chiếm tới 70%. Ngoài ra còn có các Carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là nhiều acid amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đó là các vitamin B1, B2, B6, C, các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt… và nhiều acid tốt cho cơ thể. Do vậy, khi mang thai, phụ nữ uống nước mía thường xuyên không chỉ giúp cung cấp cho cơ thể một lượng nước, năng lượng và nhiều chất dinh dưỡng mà còn giúp cơ thể giải nhiệt và xua tan mệt mỏi.

ba-bau-co-nen-uong-nuoc-mia

– Trị táo bón: Nếu mẹ vẫn đang lúng túng không biết làm cách nào để “đuổi” chứng táo bọn khó ưa trong thai kỳ thì nước mía là loại nước uống nên có trong thực đơn của bạn. Chất cali có trong nước mía không chỉ trị táo bón hiệu quả mà còn giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng khó tiêu nữa đấy.

– Giúp sạch răng: Vấn đề răng miệng khá quan trọng đối với bà bầu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu. Trong đó, giữ vệ sinh răng miệng luôn được nhiều thai phụ quan tâm. Một số chất có trong nước mía sẽ giúp làm sạch răng của các mẹ đấy, dĩ nhiên với điều kiện là nước mía đó phải đảm bảo vệ sinh.

Bổ sung đúng cách

Không thể phủ nhận những hiệu quả của nước mía đem lại. Tuy nhiên, như Mẹ&Con đã đề cập ở trên, cái gì lạm dùng nhiều đều không tốt. Vì vậy, trước khi bổ sung loại thức uống này thai phụ cần chú ý những vấn đề sau:

– Nên chọn mua nước mía ở những nơi có khách bán mới xay vì nước mía để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp thì rất dễ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn. 

ba-bau-co-nen-uong-nuoc-mia

– Bà bầu chỉ nên uống tối đa 3 lần/tuần vì mía có tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng và tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ hoặc béo phì vì cơ thể thừa năng lượng.

– Nên uống thêm nước dừa, nước trái cây.

– Thay vì uống nước mía, bà bầu có thể mua mía cây về ăn sẽ đảm bảo vệ sinh hơn

– Một số mẹ bầu cho rằng uống nhiều nước mía sẽ tránh nguy cơ bị thiếu ối. Nhưng trên thực tế, có nhiều cách để cải thiện tình trạng thiếu ối. Do đó, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề này, không nên bổ sung nước mía thay nước lọc nhé!

Tags:

Bài viết liên quan