Mẹ&Con - Bà bầu có nên ăn mì tôm không, nhất là khi chúng chứa lượng muối và chất béo khá cao? Đây là câu trả lời từ Mẹ&Con dành cho bạn... Giúp mẹ giải đáp thắc mắc "bà bầu có nên ăn na không" 8 lợi ích của ổi lý giải cho việc "bà bầu có nên ăn ổi không?" Giúp mẹ giải đáp câu hỏi "bà bầu có nên ăn ốc hay không?"

Mọi thắc thắc mắc về việc bà bầu có nên ăn mì tôm hay không, Mẹ&Con xin chia sẻ như sau: 

Những tác hại khi mẹ bầu ăn mì tôm:

1. Khó kiểm soát cân nặng
Cân nặng là vấn đề quan trọng đối với thai phụ. Tiêu thụ mì tôm có thể gia tăng nguy cơ béo phì, bởi lượng carbohydrate và chất béo trong mì tôm quá cao. Khi bị béo phì, bạn cũng dễ mắc các bệnh khác như tiểu đường thai kì, cholesterol cao , tim mạch… cực kì nguy hiểm.

2. Lão hóa
Tốc độ lão hóa của bạn cũng sẽ diễn ra nhanh hơn, nếu “kết bạn” với mì tôm bởi chất bảo quản và chất chống oxy hóa. Mang thai, da dẻ của mẹ đã “xuống cấp” rất nhiều, đừng tiêu thụ thêm những thực phẩm có nguy cơ đẩy nhanh quá trình lão hóa nhé. 

3. Ảnh hưởng đến dạ dày – táo bón – ung thư
Mì ăn liền chứa nhiều chất phụ gia, hương liệu… nhưng lại hoàn toàn không có chất xơ và các khoáng chất. Tiêu thụ quá số lượng cho phép vô tình tạo áp lực nên dạ dày, gây rối loạn chức năng dạ dày, đau dạ dày, đầy hơi, tiêu hóa kém…. Thậm chí, còn có nguy cơ dẫn tới bệnh trĩ và ung thư nếu quá trình tiêu hóa không được suôn sẻ trong thời gian quá dài, làm phân lưu lại trong trực tràng.

4. Sỏi thận
Một nghiên cứu được công bố trên American Journal of Hypertension năm 2014 cho thấy, mì tôm có chứa hàm lượng muối quá cao. Trung bình, lượng muối trong 1 gói mì tôm là 2,7 gram, vượt quá nhu cầu muối cần cung cấp hàng ngày của một người trưởng thành. Và với việc tiêu thụ lượng muối cao như vậy, thận của bạn sẽ phải làm việc vô cùng vất vả.

5. Thiếu chất dinh dưỡng
Những calo trong mì tôm đều là calo nhân tạo, chúng đem lại cảm giác “no giả” chứ không hề mang tới giá trị dinh dưỡng gì cho cơ thể. Cảm giác “no giả” khiến mẹ kén ăn các loại thực phẩm khác, điều này gây mất cân bằng dinh dưỡng trầm trọng, không chỉ cho mẹ mà còn cả thai nhi trong bụng.

Bà bầu có nên ăn mì tôm không? 4

Bà bầu có nên ăn mì tôm không? (Ảnh minh họa)

6. Loãng xương
Thoạt nghe có vẻ kì lạ, tại sao ăn mì tôm lại có thể dẫn tới loãng xương? Câu trả lời chính ở hàm lượng phosphat – một chất có công dụng cải thiện mùi vị được bổ sung trong mì tôm. Chất này ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa canxi, từ đó dẫn tới loãng xương cũng như ảnh hưởng đến các bệnh răng miệng cho mẹ.

Bà bầu có nên ăn mì tôm không? Câu trả lời là không. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai mẹ nghén các loại mì tôm thì khó có thể ngăn cấm. Để giảm thiểu những tác hại khi ăn mì tôm, bầu nhất định phải tuân thủ những quy tắc dưới đây:

1. Không ăn quá nhiều và quá thường xuyên, mỗi tuần chỉ ăn tối đa một gói.
2. Giảm lượng muối xuống còn một nửa khi nêm gia vị vào tô mì. Với gói dầu, bạn cũng không nên dùng. 
3. Không nên ăn mì sống.
4. Kết hợp mì tôm với các thực phẩm khác như rau xanh, thịt heo, thịt bò để bổ sung thêm dưỡng chất. Tuy nhiên, không nên ăn quá 150g rau và 130g thịt.

Lưu ý: Hạn chế sử dụng các loại rau rau ngót, rau răm và ngải cứu vì 3 loại rau này có nguy cơ cao dẫn tới co thắt tử cung. 

Thông qua bài viết trên, chắc chắn bạn đã nắm rõ bà bầu có nên ăn mì tôm hay không. Để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và cả thai nhi trong suốt thời gian thai kỳ, hãy lựa chọn loại thực phẩm lành mạnh, cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết, mẹ nhé!

Tags:

Bài viết liên quan