Đu đủ chín (thật chín): Nguồn lợi dinh dưỡng cho mẹ bầu
Trong trái đu đủ có chứa một lượng lớn Kali giúp cho tinh thần mẹ bầu luôn thăng bằng, thoải mái. Ngoài ra, Kali có trong đu đủ có tác dụng cực kì hữu ích đối với những thai phụ bị bệnh cao huyết áp.
Trong 100g đu đủ chín chỉ chứa khoảng 32 kcal. Chính vì vậy, mẹ bầu nào đang sợ lên cân nhanh thì hãy lựa chọn đu đủ chín cho thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của mình nhé!
Không những thế, đu đủ chín từ rất lâu được biết đến như một vị thuốc chữa táo bón hết sức hiệu nghiệm. Protease trong đu đủ giúp phân giải protein thành acid amin, đồng thời phân giải protein khó tiêu hóa trong đường ruột. Ngoài ra, phần thịt của đu đủ chín là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp phòng tránh và giảm táo bón trong suốt thai kỳ. Bởi vậy, mẹ bầu có thể ăn đu đủ chín 2-3 bữa mỗi tuần để tránh bị táo bón.
Vì đu đủ chín chứa nhiều chất chống Oxy hóa như vitamin C,E,A nên có thể ngăn ngừa qía trình Oxy hóa Cholesterol, hạn chế các mảng bám vào thành mạch gây tắc nghẽn mạch và làm máu không lưu thông được nên nó rất tốt cho những ai có nguy cơ xơ vữa động mạch.
Cách chế biến đu đủ để thông sữa cho phụ nữ sau sinh
Với các phụ nữ sau sinh, món đu đủ giò heo khó có thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, đặc biệt là những mẹ muốn “gọi” sữa về.
Nguyên liệu:
– Giò heo: 500g
– Đu đủ hườm: 600g
– Hành tím: 3 củ
– Hành tím băm, hành lá, ngò rí, tiêu, muối, nước mắm, hạt nêm.
Cách nấu:
– Đu đủ gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn. Hành lá, ngò rí cắt nhỏ.
– Giò heo cạo rửa sạch, ướp với ½ muỗng muối, ½ muỗng hạt nêm, 1muỗng hành tím băm và ít tiêu.
– Đun 1,5 lít nước ấm, cho giò heo vào đun lửa lớn, hớt bọt kỹ, nêm 1 muỗng hạt nêm cho tiếp đu đủ vào nấu lửa vừa đến khi đu đủ và giò chín mềm, nêm thêm 1muỗng nước mắm, tắt bếp.
Mách nhỏ:
Chọn đu đủ già mới chuyển màu vàng hườm và còn độ cứng.Trong đu đủ sống có men phân giải chất đạm, nấu với thịt giúp thịt mau mềm.