Mẹ&Con - Bà bầu nhiễm thủy đậu, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ cần phải thận trọng và được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi chặt chẽ. Bố mẹ nhầm thủy đậu với bệnh sởi, nhiều trẻ nguy kịch 4 sai lầm nguy hiểm khi chăm con bị thủy đậu 8 bài thuốc trị thủy đậu mà các mẹ có con nhỏ cần bỏ túi

Em đang mang thai tuần thứ 8 nhưng không may mắc bệnh thủy đậu. Hiện giờ em vẫn bị sốt, nổi phát ban và nổi phỏng nước. Em nghe mọi người nói nếu lúc mang thai mà bị thủy đậu thì sau này con sinh ra dễ bị dị tật. Em lo quá, em có nên phá bỏ thai? Trong thời gian này em có nên kiêng tắm không ạ? Xin lời khuyên từ bác sĩ!

Chị Thảo Nguyên (Hà Nội)

Chào bạn! Tôi rất hiểu nỗi lo lắng của bạn lúc này. Trong thực tế, cũng đã có không ít chị em khi mang thai mắc bệnh thủy đậu đã vội vàng nghĩ đến việc phá bỏ thai vì lo ngại con sinh ra bị dị tật. Tuy nhiên điều này chưa hẳn là hoàn toàn chính xác. Bà bầu nhiễm thủy đậu, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ cần phải thận trọng và được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi chặt chẽ. Bạn nên nhớ rằng, không phải cứ mẹ mắc thủy đậu là con sinh ra sẽ bị dị dạng, câm điếc… Nếu được theo dõi điều trị tốt, bà bầu vẫn sinh con khỏe mạnh như bình thường, bạn không nên quá lo lắng.

Trong thời gian này, bạn nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tắm rửa bình thường nhưng chú ý không nên tắm bằng các loại xà phòng có tính sát khuẩn cao. Khi tắm rửa xong cần dùng khăn sạch lau khô, bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên bôi kháng sinh mỡ vì bệnh do vi rút gây ra, dùng kháng sinh sẽ không có tác dụng, chỉ khi bội nhiễm mới dùng kháng sinh. Để tránh mắc phải bệnh thủy đậu trong quá trình mang thai, tốt nhất là chị em nên đi tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi mang thai và chờ sau 3 tháng hãy bắt đầu quá trình thụ thai.

Tags:

Bài viết liên quan