Mẹ&Con - Một trong những hiện tượng khá phổ biến có liên quan đến tâm lý chính là chứng trầm cảm khi mang thai. Vậy hãy để Mẹ&Con gợi ý cho bầu một số thực phẩm có khả năng chống lại bệnh trầm cảm. Cùng tham khảo, bầu nhé! Nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm sau sinh 8 dấu hiệu nhận biết mẹ bị trầm cảm sau sinh Bà bầu uống thuốc trầm cảm, con dễ dị dạng tim

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm khi mang thai

Ăn gì để chống trầm cảm khi mang thai? 6

Trầm cảm khi mang thai ngày càng trở nên phổ biến ở các bà bầu. (Ảnh minh họa)

Trầm cảm khi mang thai ngày càng trở nên phổ biến ở các bà bầu. Nguyên nhân là do sự thay đổi hóc môn (nội tiết tố) ở phụ nữ, ảnh hưởng trực tiếp đến các chất hóa học kiểm soát tâm trạng và cảm xúc của bà bầu.

Bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng là một trong số những nguyên nhân. Nếu trong gia đình có người có tiền sử bị trầm cảm hay rối loạn cảm xúc thì bà bầu cũng sẽ nhạy cảm, dễ trầm cảm hơn lúc mang thai.

Nếu có con ở tuổi đời còn trẻ thì nguy cơ bị trầm cảm cũng cao hơn so với những phụ nữ ở độ tuổi lớn hơn. Đồng thời, bệnh rối loạn tuyến giáp, nơi sản sinh ra hóc môn ở phụ nữ cũng làm chị em dễ bị trầm cảm khi mang bầu. Hoặc do chị em luôn cảm thấy cô đơn, buồn tủi khi không có chồng ở bên cạnh động viên, công việc có quá nhiều áp lực, hoặc đã có tiền sử bị sảy thai nên có tâm lý quá lo lắng… nên cũng dễ dẫn tới chứng trầm cảm.

Ảnh hưởng của trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm khi mang thai không chỉ gây ra những tác động xấu đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đầu tiên, chứng trầm cảm sẽ khiến bầu luôn cảm thấy tự ti, không hòa nhập với cuộc sống đời thường, không tự chăm sóc bản thân. Nguy hiểm hơn, bầu bị trầm cảm thường chán ăn, nếu có sử dụng thuốc lá và các chất kích thích (rượu, bia…) thì có thể dẫn đến tự sát.

Chứng trầm cảm khi mang thai cũng có khả năng gây sẩy thai, đẻ non và ảnh hưởng đến tâm lý cũng như hành vi của trẻ khi lớn lên. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, chứng trầm cảm có thể kéo dài đến lúc sau sinh.

Biểu hiện trầm cảm khi mang thai

Ăn gì để chống trầm cảm khi mang thai? 7

Ảnh minh họa

Khi bà bầu có những triệu chứng, biểu hiện dưới đây thì hãy tới gặp bác sĩ ngay để có biện pháp khắc phục tốt nhất:

  • Luôn cảm thấy buồn bã, bồn chồn hoặc chán nản dù không có chuyện gì xảy ra.
  • Bỗng dưng hoặc thường xuyên khóc nhiều dù không có chuyện buồn.
  • Trở nên tách biệt, không muốn gần gũi với bạn bè và gia đình hay bất cứ ai.
  • Luôn cảm thấy không có hứng thú hoặc không muốn quan tâm tới các hoạt động bên ngoài.
  • Sụt cân nhanh chóng không lí do.
  • Bỗng dưng thèm ăn vặt hoặc không có cảm giác muốn ăn uống gì cả.
  • Luôn cảm thấy khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều so với bình thường.
  • Thường có suy nghĩ thiếu tập trung hoặc luôn cảm thấy khó đưa ra quyết định.
  • Hay nghĩ về cái chết hoặc tự sát.
  • Thấy đau đầu, đau bụng.
  • Bản thân có dấu hiệu sử dụng các chất độc hại như: thuốc lá, rượu và ma túy.

Thực phẩm xua tan chứng trầm cảm

Để cân bằng được cảm xúc, giúp tinh thần luôn được thoải mái, thư giãn, bầu nên tham gia các khóa học yoga dành cho bà bầu, tập các bài thể dục nhẹ nhàng. Đồng thời, bầu cũng cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý. Đừng quên bỏ qua một số thực phẩm “vàng” dưới đây trong bữa ăn hàng ngày, bầu nhé!

Socola đen

Theo các nhà nghiên cứu, socola đen có tác dụng làm tăng mức endorphins trong não, giúp mẹ bầu giảm mệt mỏi, phiền muộn, ngăn ngừa chứng trầm cảm. Hơn nữa, thành phần của socola đen có chứa các chất giúp giãn cơ và nở mạch máu làm giảm hội chứng tiền sản giật ở bà bầu.

Quả bơ

Với hàm lượng protein dồi dào có trong quả bơ, giúp bầu phòng chống trầm cảm hiệu quả. Các chất béo bão hòa mono và kali trong bơ hỗ trợ trong việc kiểm soát cảm xúc. Vì vậy, bầu đừng quên bổ sung loại quả này vào thực đơn mỗi ngày nhé.

Củ nghệ

Ăn gì để chống trầm cảm khi mang thai? 8

Nghệ được xem như một liều thuốc tự nhiên chống trầm cảm hữu hiệu. (Ảnh minh họa)

Theo các nhà khoa học, thành phần phytochemical tìm thấy trong củ nghệ có tác dụng tuyệt vời như một phương thuốc tự nhiên chống trầm cảm. Bởi trong nghệ chứa chất curcumin và phytochemical, hai yếu tố quan trọng góp phần giảm thiểu các triệu chứng của bệnh trầm cảm ở mẹ bầu.

Trứng

Trứng dồi dào chất kẽm giúp đẩy mạnh sản xuất chất dẫn truyền thần kinh chức năng. Ngoài ra, trong trứng có chứa vitamin D, giàu vitamin B12 giúp hình thành hồng huyết cầu và duy trì một hệ thống thần kinh khỏe mạnh. Theo một nghiên cứu, những người tiêu thụ ít vitamin này thương có nguy cơ cao mắc trầm cảm.

Quả cherry

Không chỉ ngon mà còn phục vụ rất lớn trong cuộc chiến chống lại trầm cảm. Ăn cherry giúp cơ thể sản xuất các hóc môn seratonin rất tốt cho hệ thần kinh, giảm căng thẳng, chống trầm cảm.

Thịt và cá

Ngoài là nguồn cung cấp protein, thành phần cấu trúc của mọi tế bào, thịt và cá còn có cả vitamin B12 và axit folic (folate) giúp ngăn ngừa rối loạn tâm lý và chứng mất trí. Khi ăn thịt, bạn đang cung cấp những chất cần thiết cho hệ thống thần kinh trung ương để chống lại trầm cảm.

Còn cá từ lâu đã được gọi là “bộ não thực phẩm”. Cá rất giàu selen (đặc biệt là cá biển) có tác dụng chống trầm cảm, lo âu và mệt mỏi. Bạn nên cung cấp cho cơ thể ít nhất 55 mcg selen mỗi ngày.

Thực phẩm họ đậu

Không chỉ cung cấp một lượng protein, các thực phẩm họ đậu (đậu hà lan, đậu lăng…) cũng rất giàu axit folic và selen giúp bạn chống lại bệnh trầm cảm. Bên cạnh đó, chúng còn cung cấp nhiều chất xơ, calo và dễ làm bạn nhanh no, vì vậy bạn không cần phải ăn nhiều.

Thực phẩm giàu omega 3

Theo các nhà nghiên cứu, axit béo omega 3 trong cá biển có vai trò như lithium carbonate, thuốc chống trầm cảm giúp tăng quá trình sản sinh serotonin. Các vitamin B12 trong cá hồi, cá trích là nguồn năng lượng vàng giúp chống suy giảm trí nhớ, chống trầm cảm.

Lúa mì

Trong lúa mì có chứa những hợp chất có tác dụng như thuốc chống trầm cảm. Bên cạnh đó, bầu có thể dùng các sản phẩm từ đỗ tương, ngũ cốc giúp cung cấp nhiều vitamin B12, cải thiện trí nhớ, cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể.

Quả hạch

Trong một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên ăn quả hạch sẽ sống thọ, ít bệnh tật, ít bị trầm cảm hay mất trí nhớ. Cụ thể, những người ăn một lượng trung bình quả hạch mỗi ngày sẽ giảm được 20% nguy cơ tử vong so với những người không bao giờ ăn. Quả hạch chứa lượng dinh dưỡng dồi dào, rất tốt trong việc điều trị bệnh đái tháo đường, ung thư, bệnh tim, chứng trầm cảm…

Hạt điều

Ăn gì để chống trầm cảm khi mang thai? 9

Ảnh minh họa

Chỉ cần ăn một nắm hạt điều mỗi ngày có tác dụng tương tự như liều prozac, loại thuốc chống trầm cảm phổ biến. Trong hạt điều có nhiều dưỡng chất như sắt, protein và axit béo omega 3, axit amin tryprophan giúp cơ thể sản sinh hóc môn serotonin một cách hiệu quả. Hơn nữa, hạt điều còn giàu magie, axit béo lành mạnh, vitamin B6 cho trạng thái tinh thần thư thái.

Măng tây

Ăn nhiều măng tây giúp bầu bổ sung một lượng lớn axit folic, cải thiện chứng mệt mỏi, trầm cảm khi mang thai. Ngoài ra, măng tây còn chứa nhiều vitamin B giúp thúc đẩy tâm trạng. Các tryptophan trong măng tây làm tăng serotonin trong não và ngăn ngừa trầm cảm hiệu quả.

Tags:

Bài viết liên quan