Mẹ và Con - Sau khi sinh, nỗi lo lắng hàng đầu của các mẹ bỉm là các vấn đề xoay quanh âm đạo của mình. Vậy chúng sẽ có những thay đổi gì sau khi trải qua quá trình mang thai và sinh nở?

Âm đạo của phụ nữ có thể thay đổi sau khi sinh. Một số phụ nữ có thể bị rách, cắt và khâu tầng sinh môn. Tuy nhiên, các mẹ không cần quá lo lắng vì hiện tại Y học Việt Nam đã phát triển hơn xưa rất nhiều, nên các vấn đề này có thể sẽ được khắc phục hiệu quả. Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu về vấn đề âm đạo sẽ thay đổi thế nào sau khi sinh nhé!

Khô âm đạo sau sinh

Âm đạo sẽ thay đổi thế nào sau khi sinh? Phổ biến nhất là sau khi sinh em bé, âm đạo của bạn sẽ trở nên khô hơn bình thường và đây cũng là tình trạng khá phổ biến. Nguyên nhân bắt nguồn từ lượng estrogen trong cơ thể bị suy giảm thấp hơn so với lúc mang thai.

Tuy nhiên các bà mẹ cho con bú còn có lượng estrogen thấp hơn rất nhiều, vì thế nên tình trạng khô hạn cũng sẽ có biểu hiện rõ ràng dễ nhận biết hơn. Theo các chuyên gia, khi bạn dừng do em bé bú và kinh nguyệt đã trở lại bình thường, lượng estrogen trong cơ thể sẽ được khôi phục lại như ban đầu, cải thiện được vấn đề khô âm đạo.

căng thẳng khi làm mẹ đơn thân

Nếu như vợ chồng bạn đã bắt đầu quan hệ tình dục trở lại nhưng lại bị vấn đề này làm cản trở, bạn có thể tham khảo các sản phẩm gel bôi trơn ở các hiệu thuốc, siêu thị uy tín để sử dụng. Hạn chế sử dụng các loại bao cao su có chứa latex hoặc polyisoprene để tránh làm tình trạng tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, các sản phẩm gốc dầu như kem dưỡng ẩm, kem dưỡng da có thể sẽ làm bao cao su bị rách, chị em nên lưu ý điều này nhé!

Vết khâu ở tầng sinh môn bị đau nhức

Khu vực âm đạo của mẹ bỉm có thể sẽ trở nên đau nhức ngay sau khi sinh em bé. Thông thường, tình trạng này có thể cải thiện trong khoảng 6 – 12 tuần kế tiếp. Trong khoảng thời gian này, các chuyên gia cũng khuyến cáo phụ nữ nên thực hiện các bài tập sàn chậu để âm đạo được phục hồi nhanh chóng hơn.

Tầng sinh môn của bạn có thể sẽ cảm thấy đau và nhức đột ngột, đặc biệt là khi bạn cần khâu lại vết rách hoặc các vết cắt khi chuyển dạ. Thuốc giảm đau thường sẽ hữu ích trong các trường hợp này, những mẹ nên cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng các thuốc không kê đơn.

chu kỳ kinh nguyệt không đều

Bên cạnh đó, bạn cũng cần vệ sinh sạch sẽ vùng đáy chậu đang có vết thương nữa nhé, đặc biệt là:

  • Rửa tay trước và sau khi thay băng vệ sinh
  • Thay băng vệ sinh ngay khi cảm thấy cần thiết
  • Nên tắm vòi sen mỗi ngày.

Trong thời gian đợi vết khâu ở tầng sinh môn lành lặn trở lại, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra nếu như cảm thấy đau rát nhiều, khó chịu hoặc nhận thấy có mùi lạ thường. Mặc dù tình trạng này là phổ biến, nhưng bạn cũng không nên bỏ qua những cơn đau dai dẳng và khó chịu sau khi vết thương đã lành và bắt đầu tiếp tục các hoạt động bình thường.

Âm đạo có thể sẽ rộng hơn

Âm đạo của phụ nữ sau khi sinh thường có thể sẽ bị rộng hơn so với lúc trước, thậm chí có thể kèm thêm bầm tím hoặc sưng tấy. Mẹ bỉm sẽ có cảm giác vùng kín của mình mềm và lỏng lẻo hơn, nhưng đây hoàn toàn là điều rất bình thường đối với hầu hết các chị em.

Sưng và rộng âm đạo có thể sẽ giảm nhanh chóng sau vài ngày khi em bé ra đời. Có thể chúng sẽ không thể trở lại như ban đầu trước khi sinh, nhưng đây không phải là vấn đề lớn, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn tốt hơn.

Các chuyên gia y tế thường khuyên các mẹ bỉm nên thực hiện các bài tập sàn chậu, tập Kegel sẽ giúp săn chắc cơ và hồi phục âm đạo sau sinh tốt hơn. Các bài tập này có tác dụng ngăn nước tiểu bị rò rỉ (tình trạng tiểu không kiểm soát) và giúp tăng thêm khoái cảm khi quan hệ tình dục.

khám thai

Có thể sau khi trải qua hành trình mang thai, sinh nở, sàn chậu của mẹ sẽ bị yếu sau khi sinh xong. Cũng vì thế bạn có thể sẽ gặp khó khăn khi muốn nhịn tiểu, đặc biệt là các cơn ho hoặc buồn cười sau trong vòng 6 tuần sau sinh. Khi được hỏi âm đạo sẽ thay đổi thế nào sau khi sinh, mẹ bỉm không nên quá lo lắng và tự ti, són tiểu sau sinh là vấn đề rất bình thường, chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định. Nếu như bạn bị chấn thương hoặc bị rách cấp độ 2 trở lên, bạn sẽ mắc phải trường hợp tiểu không tự chủ trong khoảng 3 tháng sau sinh.

Không ít các chị em gặp phải tình trạng són tiểu sau khi sinh con, nhưng hầu hết đều có thể hạn chế được nhờ vào các bài tập sàn chậu. Bạn nên thực hiện và tập luyện thường xuyên để tăng cường sức khỏe của mình.

Đau khi quan hệ vợ chồng

Sẽ không có thời gian cụ thể để gợi ý bạn về việc bắt đầu quan hệ tình dục trở lại sau khi sinh. Tuy nhiên, cả 2 không nên quá vội vàng, nếu như bạn cảm thấy đau đớn khi quan hệ thì không nên tiếp tục cố chịu đau.

Nếu như bạn cảm thấy vùng xung quanh đáy chậu có vấn đề, hãy đến bác sĩ để kiểm tra vết thương có đang ổn và lành dần hay không. Ngoài tình trạng khô do hormone, việc rách và cắt tầng sinh môn cũng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian phục hồi âm đạo. Các mô sẹo cũng sẽ làm âm đạo của mẹ bỉm đau dữ dội khi có các tác động từ bên ngoài, như việc va chạm khi quan hệ tình dục.

âm đạo sẽ thay đổi thế nào sau khi sinh

Nếu như các chị em cảm thấy không có ham muốn nhiều trong quan hệ tình dục hơn trước đây cũng không nên quá lo lắng. Bởi lẽ, các ông bố bà mẹ đang chăm sóc trẻ nhỏ đều cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Bên cạnh đó, bạn có thể sẽ có khả năng tiếp tục mang thai vào 3 tuần sau khi sinh, nên đừng chủ quan mà không sử dụng các biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục nhé.

Khi sinh thường, em bé sẽ đi qua cổ tử cung và ra ngoài âm đạo. Nên các cơ quan vùng chậu buộc phải căng ra hết mức để đón em bé chào đời nên chúng có thể bị suy yếu và dễ tổn thương. Vì thế, mẹ bỉm nên làm theo lời khuyên của bác sĩ và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, phối hợp chặt chẽ các bài tập sàn chậu.

Dù cho bạn sinh thường hay sinh mổ, việc chăm sóc hậu phẫu là điều vô cùng quan trọng, không nên chủ quan mà bỏ qua dấu hiệu nào bất thường. Hy vọng Tạp chí Mẹ và Con đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc âm đạo sẽ thay đổi thế nào sau sinh nhé!

Bài viết liên quan