Mẹ&Con – Phương pháp gây tê màng cứng khi sinh giúp mẹ giảm đau khi chuyển dạ. Tuy nhiên, các mẹ thường băn khoăn có nên tiêm gây tê màng cứng khi sinh, mũi tiêm gây tê khi sinh có gây hại gì? Bài viết này sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa sản.

Có nên tiêm gây tê màng cứng khi sinh?

Bác sĩ Đoàn Ngọc Minh (Chuyên khoa sản – BV Đa khoa Hồng Ngọc) cho biết: “Phương pháp gây tê khi sinh cơ bản là gây tê cục bộ. Trong đó, thường dùng nhất là gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng xương sống cứng. Hai cách gây tê này gọi là “gây tê bán thân”. Tính nguy hiểm của chúng rất thấp, nhưng mẹ bầu cần phối hợp tham gia sinh nở”.

Để thực hiện được 2 cách gây tê trên, mẹ bầu cần nằm cong lưng, co đầu gối. Khi gây tê xong, phần bụng và chân mất lực nhưng ý thức vẫn tỉnh táo để tham gia sinh nở.

Bác sĩ Đoàn Ngọc Minh cho biết thêm, khi sử dụng thuốc gây tê bán thân cần phải lưu ý tới một số vấn đề:

  • Trên cơ thể thai phụ xuất hiện những tụ máu không rõ nguyên nhân hoặc chỗ xuất huyết và có vết thương nhỏ nhưng ra máu nhiều tuyệt đối không nên dùng cách gây tê nửa người.
  • Mẹ bầu bị bệnh tim hẹp động mạch chủ hoặc hẹp van hai lá do sinh lý thay đổi đặc biệt không nên sử dụng gây tê bán thân.
  • Ngoài ra, bà bầu không thể phối hợp trong quá trình sinh nở không được gây tê bán thân.
Có nên tiêm gây tê màng cứng khi sinh
Có nên tiêm gây tê màng cứng khi sinh? (Ảnh minh họa)

Mũi tiêm gây tê khi sinh có ảnh hưởng đến mẹ và bé không?

“Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng xương sống cứng trực tiếp khống chế đường dẫn cảm giác đau. Vì vậy, nó đạt được hiệu quả giảm đau và hầu như không ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi”, bác sĩ Ngọc Minh khẳng định.

Tuy nhiên, gây tê tủy sống trong quá trình chuyển dạ sẽ xuất hiện những tác dụng phụ khiến bà bầu đau đầu, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, tức ngực, đau lưng,… “Có những trường hợp, thai phụ đau lưng, đau đầu,… chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi sinh mổ. Nhưng, có thai phụ sẽ xuất hiện những tác dụng phụ kéo dài vài ngày và lâu nhất là 2 tuần sau sinh”, bác sĩ Ngọc Minh cho hay.

So sánh giữa gây tê và gây mê

  Phương pháp gây tê

 

Phương pháp gây mê

 

Sự tham gia của người mẹ

 

Mẹ bầu cần phối hợp tham gia làm phẫu thuật.

 

Khi tỉnh dậy đã phẫu thuật xong.

 

Ảnh hưởng tới mẹ và bé

 

Hầu như không ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi.

 

Tuy nhiên, gây tê tủy sống trong quá trình chuyển dạ sẽ xuất hiện những tác dụng phụ khiến mẹ đau đầu, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, tức ngực, đau lưng…

Gây mê có độ nguy hiểm đối với bà bầu và thai nhi.

 

– Khi toàn bộ thuốc gây mê trao đổi hết, bà bầu mới tỉnh lại và lập tức cảm thấy đau.

 

“Do gây mê toàn thân là tiêm thuốc gây mê vào tĩnh mạch. Vì vậy, chất thuốc này có khả năng chảy vào trong cơ thể thai nhi từ nhau thai (tức là, mẹ bầu ngủ thai nhi cũng bị tê)”, bác sĩ Ngọc Minh cho hay.

 

– Gây mê cần tiến hành đặt ống nội khí quản, nếu thất bại sẽ không thể thể cung cấp tốt, không khí hoán đổi, mẹ và bé có nguy cơ thiếu ôxy.

 

– Gây mê có thuốc an thần, bà bầu theo đó mất đi một số chế độ bảo vệ. Lúc này, bà bầu nôn mửa có khả năng đưa vật đã nôn ra và hít vào trong phổi gây viêm phổi, làm phổi không thể hoán đổi khí.

Bài viết liên quan