Mẹ&Con - Bình thường, vợ chồng bạn gần gũi nhau thì chồng có “xuất binh” và cả hai cũng không để ý, thấy mọi thứ vẫn bình thường. Tuy nhiên, đến khi điều trị hiếm muộn, cần thử tinh dịch đồ thì anh ấy mới “xuất binh” vào dụng cụ đựng “tinh binh” của bệnh viện và quan sát thấy hình như trong đó có lẫn một chút xíu máu. Ôi, "xuất binh" mà lẫn máu trong đó thì có con không nhỉ? 4 tuyệt chiêu đổi mới chuyện vợ chồng “Quan hệ” vợ chồng sau khi có con Nỗi khổ của chồng bị xuất tinh sớm

Vợ chồng tôi đang điều trị hiếm muộn vì lập gia đình đã 3 năm rồi chưa có con. Bình thường khi chúng tôi gần gũi nhau thì anh ấy có “xuất binh” và cả hai vợ chồng cũng không để ý, thấy mọi thứ vẫn bình thường. Tuy nauhiên, đến khi điều trị hiếm muộn, cần thử tinh dịch đồ thì anh ấy mới “xuất binh” vào dụng cụ đựng “tinh binh” của bệnh viện và quan sát thấy hình như trong đó có lẫn một chút xíu máu. Chúng tôi rất lo lắng, có hỏi bác sĩ xét nghiệm thì bác sĩ kiểm tra và cũng bảo là có lẫn máu, đợi sau một tuần thử lại. Sau một tuần thử lại, kết quả vẫn như cũ (tức là có lẫn một chút máu, dù rất ít, nếu bình thường không để ý thì không thấy được). Chúng tôi rất bất ngờ và rất lo lắng với chuyện này. Xin bác sĩ cho tôi hỏi rằng như vậy thì có làm sao không, có nguy hại gì đến sức khỏe không và có thể có con không? Có phải việc anh ấy “xuất binh” lẫn máu là nguyên nhân khiến chúng tôi chậm có con?

Lê Đỗ Hoàng Oanh
(Quận Tân Phú)

 chuyen gia mevacon

Bạn không cho biết là sau hai lần thử tinh dịch đồ, kết quả tinh dịch đồ của ông xã như thế nào, bác sĩ có yêu cầu anh ấy thực hiện việc kiểm tra, xét nghiệm nào khác không và cho kết quả ra sao nên rất khó để có thể khẳng định việc “xuất binh” lẫn máu này có nguyên nhân từ đâu, có phải là vấn đề nghiêm trọng không và có liên quan gì tới việc hiếm muộn không.

Tôi chỉ xin trả lời vắn tắt và tổng quát với bạn thế này, việc tinh dịch có lẫn chút xíu máu tuy hiếm gặp nhưng cũng không hẳn là chuyện quá nghiêm trọng để hốt hoảng, lo lắng quá mức như vậy. Nếu như theo kết quả làm tinh dịch đồ, lượng tinh trùng vẫn đủ và đảm bảo chất lượng (di động được, khỏe mạnh, không bị dị dạng…) thì khả năng có con không hề ảnh hưởng gì cả.

Trước mắt, bạn cần nhắc anh xã đi kiểm tra sức khỏe tổng quát, tiếp tục cùng với bác sĩ theo dõi tình hình. Có một số trường hợp, chỉ sau một thời gian rất ngắn, trạng thái “xuất binh” lẫn máu hoàn toàn biến mất mà không cần điều trị, cũng không xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, chắc chắn bác sĩ sẽ cần phân tích tinh dịch, thực hiện thêm những kiểm tra, xét nghiệm khác để yên tâm rằng không có tổn thương hay ung thư đối với các cơ quan tạo ra tinh dịch như túi tinh, tuyến tiền liệt, mào tinh, hoặc cơ quan trên đường đi ra của tinh dịch như ống dẫn tinh, ống xuất tinh, niệu đạo.

Đừng quá lo lắng! Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui. 

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thành
(BV Đại học Y Dược) 

Tags:

Bài viết liên quan