Mẹ&Con – Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh là vấn đề cần đặc biệt chú ý, bởi rốn ở trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng và xảy ra các hiện tượng như ra mủ, chảy máu…

Nguyên tắc của chăm sóc rốn trẻ sơ sinh

Như các mẹ đều biết, bộ phận rốn là một phần nhạy cảm của cơ thể trẻ sơ sinh nên cần được chăm sóc cẩn thận, liên tục, và phải làm từ ngay sau khi sinh đến lúc dây rốn rụng và khô một cách hoàn toàn.

Việc chăm sóc rốn phải có sự hướng dẫn của bác sĩ; mẹ không tự ý rắc bột kháng sinh, không bôi thuốc đỏ vào rốn; chỉ dùng các thuốc đã được các bác sĩ chỉ định; rốn phải bảo đảm khô thoáng, cố định, và băng lại bằng gạc sạch để không bị cọ sát khi trẻ cử động…

Mách mẹ cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn 5
Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa)

Các bước thực hiện chăm sóc rốn trẻ sơ sinh

– Phụ huynh rửa tay thật kỹ bằng xà phòng và nước.

– Tháo băng rốn của trẻ ra.

– Quan sát rốn và vùng da quanh xem có dấu hiệu gì bất thường hay không, ví dụ như có mùi lạ, có dịch mủ hay sưng đỏ không.

– Rửa tay hoặc sát trùng tay lại bằng dung dịch còn 70 độ.

– Dùng que gòn tẩm cồn sát trùng rốn theo trình tự sau:

  • Chân rốn.
  • Thân cuống rốn.
  • Mặt cắt cuống rốn.
  • Da vùng xung quanh rốn từ trong ra ngoài, rộng khoảng 5 cm.

– Thay que gòn khác cho mỗi lần sát trùng.

– Bé sau 2 ngày tuổi thì khi chăm sóc, phụ huynh không cần phải băng rốn lại để rốn mau khô. Có thể băng bằng gạc mỏng nếu rốn còn ướt, và nếu có mặc tã, bỉm cho trẻ sơ sinh, phải tránh để nước tiểu và phân của bé dính lên vùng rốn khiến rốn mất vệ sinh.

Mách mẹ cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn 6
Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa)

Những lưu ý phụ huynh cần nhớ

Khoảng 1-3 tuần sau khi sinh, dây rốn của trẻ sẽ khô và rụng tự nhiên. Tuy nhiên, nếu có tái chảy máu hoặc nhiễm trùng, hay có bất cứ bất thường nào bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.

Khi bị rơi rụng, một số rốn của trẻ có hiện tượng chảy máu. Điều này khiến cha mẹ không khỏi lo lắng nhưng đôi khi đây là hiện tượng bình thường. Nó có thể mất 5-10 ngày để chữa trị và chăm sóc cho khu vực này sau khi rốn đã rụng.

Cách xử trí khi bị nhiễm trùng cuống rốn

Nếu thấy cuống rốn của trẻ xuất hiện những biểu hiện lạ như rốn có mùi hôi, rốn có mủ, sưng đỏ… đó là những dấu hiệu cho thấy bé yêu bắt đầu bị viêm rốn.

Lúc này mẹ nên vệ sinh sạch sẽ và sát trùng cho bé, bằng cách sử dụng cồn 35 độ để lau sạch lỗ rốn, sau đó sử dụng dung dịch cồn 3% để lau sạch phần mủ và dịch tiết ra của rốn.

Với những trường hợp bé quấy khóc, cơ thể mệt mỏi, bỏ bú, sốt cao… mẹ nhanh chóng đưa bé tới gặp bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời, khắc phục sớm tình trạng nhiễm trùng rốn ở trẻ.

Bài viết liên quan