Mẹ&Con – Xin chúc mừng, vậy là mẹ đã bước vào tuần cuối cùng trong hành trình 40 tuần thai kỳ. Chỉ ngày một ngày hai, mẹ sẽ được gặp bé yêu rồi. Mẹ hồi hộp lắm phải không?

Tuần 40 của thai kỳ

Ngày thai thứ 274 – 280 (ngày 288 – 294 tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối)

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Ở tuần cuối cùng trong hành trình 40 tuần thai kỳ, thay đổi cơ thể dễ thấy nhất ở người mẹ đó là vùng khoang chậu có cảm giác nặng nề, còn vùng kín thì bị đau vì sưng. Bên cạnh đó, bàn chân và mắt cá chân của mẹ cũng bị sưng phù, đi lại hay đứng lâu một chỗ cũng đều khó chịu.

Ở tuần này này, em bé đã xuống rất thấp ở phía dưới khung xương chậu. Mẹ có thể dễ dàng cảm nhận về một “khối rắn” hơn 4kg (gồm em bé, nhau thai và nước ối) trì nặng ở bên dưới, chỉ chờ để được chui ra.

Thêm một tình trạng khá phổ biến nữa, đó là có thể âm đạo của mẹ sẽ tiết ra một chút dịch nhầy xen lẫn máu. Lý do là gần tới ngày sinh máu sẽ căng đầy ở tử cung, việc rò rỉ một chút ra bên ngoài hoàn toàn bình thường, không có gì quá nguy hiểm.

Các cách sinh con dễ dàng

  • Nằm ngửa ra và lấy hơi
  • Cố gắng thư giãn các cơ bắp của tầng đáy chậu (các lớp cơ và mô giữa âm đạo và trực tràng)
  • Tập trung thực hiện kỹ thuật thở sâu
  • Bình tĩnh, không la hét để các cơn co thắt làm công việc của chúng

Chuyện gì đang diễn ra với em bé trong bụng?

Xương của em bé đã trở nên cứng hơn, trừ hộp sọ. Xương hộp sọ cần phải duy trì mềm dẻo, để bé có thể dễ dàng đi qua cổ tử cung và âm đạo chào đời.

Em bé có hai phần khá mềm trên đầu, hay còn gọi là hai thóp để có thể dễ dàng chui ra khỏi bụng mẹ. Thóp sau sẽ cứng hơn khi bé ở khoảng giữa tháng thứ 3 và tháng thứ 4 còn thóp trước sẽ cứng hơn khi bé được 8 tháng trở lên.

Kích thước của em bé

Ở tuần thai cuối cùng trong số 40 tuần thai kỳ này, bé dài khoảng 48 – 53cm và cân nặng trung bình từ 3 – 4 kg. Nếu là bé trai, thông thường chiều cao cân nặng sẽ nhỉnh hơn bé gái.

Nhật ký mang thai: 40 tuần thai kỳ khỏe mạnh (Phần 39) 5

Thời gian mẹ gặp con yêu chỉ tính bằng giờ, bằng ngày nữa thôi. (Ảnh minh họa)

Những việc mẹ nên làm lúc này

Trong tuần cuối cùng này, mẹ cần chuẩn bị cho các bài kiểm tra sau đây: 
• Kiểm tra mức độ căng thẳng
• Chỉ số nước ối (AFI)
• Hồ sơ siêu âm sinh lý

Ngoài ra, bác sĩ sẽ thảo luận về các khả năng mẹ có thể gặp phải trong qua trình sinh nở: 
• Khả năng sinh con trễ (quá ngày dự sinh)
• Uống thuốc kích thích sinh con (có sự hướng dẫn của bác sĩ)
• Sinh mổ hay sinh thường

Lời khuyên giúp việc mang thai tốt hơn

Sau khi chào đời, bé cần được thực hiện cuộc kiểm tra đầu tiên. Bài kiểm tra này mang tên Apgar (chỉ số Apgar là phương pháp đơn giản, và có thể thực hiện lặp lại để đánh giá tổng quát sức khỏe của trẻ ngay sau sinh). Chỉ số apgar được đánh giá thông qua 5 tiêu chí màu da, nhịp tim, phản xạ kích thích, cử động và hô hấp.

Mẹ không nên quá kỳ vọng cũng như thất vọng, bởi hiếm có em bé nào sở hữu được một điểm số hoàn hảo trong bài kiểm tra này. Và mặc dù đây là bài kiểm tra đánh giá đầu tiên của con bạn, nhưng nó không đồng nghĩa với việc cho thấy sự thông minh của bé trong tương lai.

Một vài mẹo dành cho những mẹ muốn em bé chào đời nhanh chóng, trong những tuần cuối cùng của cuộc hành trình kéo dài 40 tuần thai kỳ này, đó là hãy thử uống một ly nước ép dứa, ăn một bữa ăn với cà ri cay nóng hoặc có một cuộc quan hệ tình dục nhiệt tình. Đây là những mẹo nhỏ giúp kích thích cổ tử cung mở nhanh, thúc đẩy em bé mau chóng chào đời để gặp gỡ bố mẹ đấy!

Nhật ký mang thai: 40 tuần thai kỳ khỏe mạnh (Phần 39) 6

Mẹ đã sẵn sàng chào đón thêm thành viên mới trong gia đình này chưa? (Ảnh minh họa)

Lời khuyên cho các ông bố

Vợ chồng bạn có thể nghe hàng loạt các kỹ thuật giúp sinh con dễ dàng được truyền miệng từ người khác. Bạn rất muốn áp dụng? Nhưng khoan đã, điều quan trọng là phải thảo luận với bác sĩ. Hầu hết các kỹ thuật đã được chứng minh không đem lại hiệu quả, và thậm chí một số còn được coi là thiếu an toàn nên hai bạn hãy dè chừng nhé!

Nếu đã qua 40 tuần thai kỳ, bé vẫn chưa chào đời thì bố mẹ cũng đừng nên lo lắng quá nhé. Chỉ 3 – 5% phụ nữ mang thai sinh nở đúng thời gian dự kiến, còn lại hầu hết đều sinh sớm hay muộn hơn ngày dự sinh trong vòng 2 tuần.

Sự sai lệch trong việc cung cấp ngày ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cho bác sĩ để tính ngày dự sinh, có thể là lý do dẫn tới điều này. Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp bị tính sai ngày dự sinh do lần siêu âm thai đầu tiên thực hiện quá trễ, sau 3 tháng đầu mang thai, thậm chí tuổi thai bị tính lệch đến những hơn 4 tuần.

Chính vì vậy, mẹ đừng quá lo lắng mà khi quá ngày dự sinh khoảng 1 tuần, hãy tới bệnh viện và ở lại để được các bác sĩ theo dõi. Khi có dấu hiệu chuyển dạ hoặc phát hiện ra điều gì bất thường về sức khỏe của mẹ hoặc em bé, bác sĩ có thể sẽ chỉ định mổ lấy thai để giữ an toàn cho cả hai mẹ con.

Chúc bạn sớm mẹ tròn con vuông!

Bài viết liên quan