Mẹ&Con – Ở tuần thứ 38 trong số 40 tuần thai kỳ, mọi thứ nên được chuẩn bị sẵn sàng, vì em bé có thể ra đời vào bất cứ lúc nào.
Tuần 38 của thai kỳ
Ngày thai thứ 260 – 266 (ngày 274 – 280 tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối)
Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Mẹ có thể bị sưng, phù ở bàn chân. Đây là hiện tượng bình thường, đặc biệt là vào thời điểm tuần thai thứ 38 trong số 40 tuần thi kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ bị sưng phù quá mức ở tay, mặt hoặc bị sưng nặng và đột ngột ở bàn chân, mắt cá chân, mẹ cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.Vì sưng phù quá mức có thể là một dấu hiệu cho thấy mẹ đang bị tăng huyết áp do mang thai (PIH). Nó cũng có khả năng là biểu hiện của triệu chứng giật tiền sản hoặc nhiễm độc thai nghén.
Chuyện gì đang diễn ra với em bé trong bụng?
Bé đang tiếp tục phát triển, nhưng đại đa số cơ quan đã trưởng thành, đầy đủ chức năng ngoại lệ não và phổi. Hai cơ quan này sẽ bắt đầu hoạt động khi trẻ chào đời, và tiếp tục phát triển hoàn thiện suốt thời thơ ấu.
Kích thước của em bé
Vào những tuần cuối của thai kỳ, bé thường tăng cân khá nhanh. Bé sẽ dài khoảng từ 43cm – 50cm và nặng 2,8kg – 3,2kg ở tuần thứ 38 trong số 40 tuần thai kỳ này.
Nếu ở tuần này bé vẫn chưa quay đầu xuống phía khung xương chậu, khả năng sinh mổ của mẹ sẽ khá cao. (Ảnh minh họa)
Những việc mẹ nên làm lúc này
Nếu trước đó các bác sĩ chưa đề cập tới vấn đề dưới đây, thì tuần này có thể họ sẽ thảo luận cùng mẹ một số vấn đề:
- Bạn sẽ gọi cho ai khi nghĩ mình sắp sinh?
- Chuyển dạ sớm khi ở nhà
- Tăng huyết áp do mang thai (PIH)
- Bệnh tiểu đường thai kỳ
- Thiếu máu
- Hạn chế tăng trưởng trong tử cung (IUGR)
- Thai nhi ít cử động hơn
- Tư thế của bé
Lời khuyên giúp việc mang thai tốt hơn
Nếu bác sĩ chẩn đoán em bé đang ở trong tư thế ngôi thai ngược, họ có thể yêu cầu mẹ siêu âm để xác nhận lại lần cuối. Trường hợp này, khả năng sinh mổ là khá cao.
Và ở những tuần cuối cùng này, thông thường mẹ sẽ được tiến hành các bài kiểm tra về sự căng thẳng ngay tại văn phòng bác sĩ hoặc bệnh viện. Mẹ sẽ được yêu cầu nằm xuống và bụng được gắn một màn hình. Nếu cảm thấy bé cử động, mẹ sẽ nhấn nút và màn hình sẽ ghi lại nhịp tim của bé.
Đừng nghĩ đây là việc làm “vô bổ”, dư thừa mà nó chính là cơ hội giúp tăng cường mối liên kết giữa mẹ và con. Nhiều người mẹ thực sự cảm thấy thích thú khi làm bài kiểm tra này, bởi họ sẽ nghe được nhịp tim của con mình.
Lời khuyên cho các ông bố
Mọi thứ nên được chuẩn bị sẵn sàng, vì em bé có thể ra đời vào bất cứ lúc nào. Có thể là tuần thứ 37, tuần thứ 38 hoặc đầu tuần thứ 39 trong số 40 tuần thai kỳ.
Nhiều ông bố muốn tặng em bé mới chào đời một món quà đặc biệt để kỷ niệm dịp vô cùng trọng đại này. Ví dụ như một món đồ chơi, trái bóng, búp bê, sách, hoặc thú nhồi bông chẳng hạn. Nếu bạn muốn làm thế, bạn nên chuẩn bị luôn đi nhé. Nhưng còn một món quà đặc biệt để cảm ơn, thể hiện tình yêu của bạn với vợ, tại sao lại không nhỉ?