Mẹ&Con – Vào thời điểm tuần thai thứ 29 trong số 40 tuần thai kỳ, bé dài khoảng 37cm và nặng khoảng 1,3kg, cơ thể tăng trưởng khá nhanh…

Tuần 29 của thai kỳ

Ngày thai thứ 197 – 203 (ngày 211 – 217 tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối)

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Tổng số cân nặng bạn mà mẹ tăng lên từ khi mang thai đến thời điểm này là khoảng 8,6 kg -11,5kg. Vào tuần thứ 29 trong số 40 tuần thai kỳ, mẹ có thể cảm nhận được đầu của tử cung nằm đâu đó trong khoảng 8,3 cm – 10,2 cm phía trên rốn.

Tuần trước, Mẹ&Con có đề cập về một số triệu chứng khó chịu xuất hiện trong những tuần cuối thai kỳ. Ví dụ táo bón gây đau đơn và khó chịu, đi tiêu không thường xuyên và khó khăn… Dưới đây là một vài gợi ý giúp mẹ hạn chế các triệu chứng trên:

  • Thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ bao gồm: Trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt…
  • Uống nhiều nước: Uống từ 10 – 12 ly nước mỗi ngày
  • Tập thể dục thường xuyên: Đi bộ, bơi lội và chịu khó tập thể dục nhẹ nhàng, vừa phải 3 lần/tuần, mỗi lần 20 -30 phút giúp kích thích ruột
  • Dùng thuốc điều trị táo bón như Colace hay Metamucil
  • Không nên lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng và các loại dầu khoáng

Chuyện gì đang diễn ra với em bé trong bụng?

Em bé tăng trưởng khá nhanh vào thời điểm tuần thai thứ 29 trong số 40 tuần thai kỳ. Cơ bắp và phổi cũng đang tiếp tục phát triển và trưởng thành.

Đây là giai đoạn em bé tăng trưởng nhanh, vì vậy mẹ hãy đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng , nghỉ ngơi thoải mái. Hãy chắc chắn rằng mình đang hấp thu đủ lượng protein, vitamin C, axit folic, sắt và canxi. Nếu mẹ vẫn còn thắc mắc liên quan đến dinh dưỡng, cũng như việc bổ sung vitamin… hãy liên hệ với bác sĩ để có được lời khuyên thích hợp nhất dành cho thể trạng của từng cá nhân.

Kích thước của em bé

Vào thời điểm tuần thai thứ 29 trong số 40 tuần thai kỳ, bé dài khoảng 37 cm và nặng khoảng 1,3 kg.

Nhật ký mang thai: 40 tuần thai kỳ khỏe mạnh (Phần 28) 4

Em bé tăng trưởng khá nhanh vào tuần này. (Ảnh minh họa)

Những việc mẹ nên làm lúc này

Tùy tình hình sức khỏe, mỗi mẹ bầu sẽ nhận được những yêu cầu khác nhau từ bác sĩ. Những yêu cầu này có thể chỉ nhỏ nhặt như tránh các hoạt động nhất định, nhưng cũng có thể nghiêm trọng hơn như chỉ được nghỉ ngơi trên giường. Nếu mẹ không hiểu hoặc không rõ những yêu cầu này, phải hỏi lại thật kỹ.

Lời khuyên giúp việc mang thai tốt hơn

Nữ hộ sinh là một chuyên gia được đào tạo, huấn luyện về sinh sản và họ hỗ trợ cho những người chuẩn bị sinh, đang sinh, hay vừa mới sinh con về mặt tâm lý. Nữ hộ sinh giúp người mẹ sinh con dễ dàng và an toàn, dù sinh thường hay sinh mổ.

Trong khi sinh, nữ hộ sinh thường trực kế bên người mẹ. Họ đem lại sự dễ chịu bằng các kỹ thuật xoa dịu cơn đau, hít thở, thư giãn và hướng dẫn các tư thế sinh nở… Nếu bạn cần một nữ hộ sinh như thế, hãy tìm cho mình ngay từ thời điểm này!

Lời khuyên cho các ông bố

Tuần thai thứ 29 trong số 40 tuần thai kỳ là thời điểm hai vợ chồng nên thảo luận, thống nhất về chuyện có nên sử dụng dịch vụ chồng vào phòng sinh cùng vợ hay không. Dịch vụ này sẽ giúp bạn ở cạnh vợ trong quá trình vượt cạn, chứng kiến giây phút chào đời của con yêu. Nhưng mặt khác, hai bạn cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chọn dịch vụ này. Đã có rất nhiều trường hợp, người chồng sau khi chứng kiến quá trình sinh nở của vợ nảy sinh tâm lý sợ hãi, thậm chí “ghê ghê”, khó khăn trong việc “gần gũi” sau này.

Tiếp tục như những ngày tháng trước, hãy tiếp tục chăm sóc vợ và con thật tốt nhé các ông bố tương lai!

Bài viết liên quan