Mẹ&Con – Gia đình có thêm thành viên mới là điều vô cùng hạnh phúc nhưng với bé nhỏ thì khác. Bé sẽ cảm thấy buồn tủi hoặc tỏ ra khó chịu, ghen tỵ khi có sự xuất hiện của thành viên mới này. Vậy các bậc phụ huynh nên chuẩn bị tâm lý cho bé khi có em như thế nào để bé chấp nhận việc mình có thêm một người em nữa?

1.Trong thời gian mang thai

Để chuẩn bị tâm lý cho bé khi có em, các bậc phụ huynh nên nói chuyện với bé, giải thích cho bé hiểu là gia đình sắp có thêm một thành viên mới. Đây là một việc tốt, bố mẹ tin chắc con sẽ rất thích… để bé bắt đầu làm quen với vấn đề này.

Phụ huynh có thể thông báo tin này cho bé biết ngay từ khi mới bắt đầu hoặc qua vài ba tháng thai kỳ. Tuy nhiên, không nên để quá lâu mới báo tin này cho bé (chẳng hạn lúc bụng mẹ đã to lên, hay là lúc mẹ sắp sinh), vì như vậy bé dễ tủi thân, có cảm giác bị bỏ rơi, dẫn đến chán ghét bố mẹ.

Thường xuyên trò chuyện về em bé trong bụng với bé. Cho bé xem lại những hình ảnh của mình lúc còn trong bụng mẹ để bé hiểu hơn về em. Khuyến khích bé có những cử chỉ, hành động như: sờ bụng, ghé tai, trò chuyện với em bé trong bụng

Bố mẹ nên làm gì để chuẩn bị tâm lý cho bé khi có em 4

2. Khi em bé chào đời

Khi em bé đã chào đời và được đưa về nhà, mẹ nên điều chỉnh lại một số hoạt động thường ngày để tránh cho bé có cảm giác như mình đang bị bỏ rơi. Tùy thuộc vào độ tuổi của bé, mẹ có thể nhờ con giúp đỡ trong việc chăm em. Mẹ có thể nhờ bé vứt tã, lấy hộ quần áo, lấy đồ chơi cho em hoặc chỉ đơn giản là ngồi nói chuyện cùng với em.

Các bậc phụ huynh cũng nên nhờ người thân của mình quan tâm đến bé nhiều hơn thay cho bố mẹ. Đồng thời, bố mẹ nên thông cảm và bỏ qua khi thấy bé có những thái độ khác hơn bình thường trong vài tuần đầu khi có em như đái dầm, mè nheo, hoặc thậm chí hay khóc, không chịu nói chuyện.

Điều lưu ý đặc biệt với mẹ

Thái độ của bé trong việc chấp nhận mình có thêm một người em mới là rất quan trọng. Vì thế trong quá trình chuẩn bị tâm lý cho bé khi có em, mẹ không nên bắt ép bé phải thế này thế kia.

Nếu bé có thái độ quan tâm muốn hiểu biết thêm về trẻ sơ sinh, thì mẹ nên lấy những hình ảnh cũ của bé cho bé xem lại, đọc sách cho bé nghe… để giúp bé chuẩn bị tâm lý, chờ đợi sự kiện đang đến gần. Thỉnh thoảng bé cũng thích sờ hoặc áp tai vào bụng mẹ xem em bé đạp. Hãy cho bé cùng bàn luận để đặt tên cho em.

Nếu bé không muốn quan tâm đến em của mình, thì bạn đừng nên ép con làm điều đó. Dần dần bé sẽ nhận ra được trách nhiệm của mình và sẽ quan tâm đến em mình hơn.

Ngoài ra, bé cũng có thể hay nổi cáu, đòi bú mẹ hoặc bình sữa để tạo sự chú ý. Đây là chuyện bình thường bởi bé đang ganh tị với em mình. Vì thế, tốt nhất là mẹ nên chiều bé cho qua giai đoạn này để bé không có cảm giác bị bỏ rơi nhé.

Bài viết liên quan