Mẹ&Con – Núm vú giả cho bé chắc chắn là món đồ không thể thiếu đối với những gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh có biết tác hại của núm vú giả đối với bé con nếu lạm dụng quá thường xuyên?
Trẻ quấy khóc, mút tay, mọc răng, ngứa lợi… Trong những tình huống như thế này, núm vú giả đóng vai trò như một cứu cánh tuyệt vời.
Nếu chỉ dừng lại ở đó, có thể núm vú giả sẽ không là “ác mộng” của trẻ nhỏ. Song nếu lạm dụng quá nhiều, chiếc núm vú nhỏ nhỏ xinh xinh sẽ gây ra rất nhiều tác hại, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ. Cụ thể:
Khi đã quen ngậm núm vú giả, em bé sẽ không còn… mặn nồng với ti mẹ, khiến mẹ bị mất sữa nhanh hơn.
Thói quen ngậm núm vú giả hình thành, đồng nghĩa với việc trẻ sẵn sàng nhặt nhạnh bất cứ thứ gì bỏ vào miệng, rất mất vệ sinh và nguy hiểm. Thậm chí, điều này còn ảnh hưởng tới tính mạng, nếu chẳng may bé nuốt phải những vật như nút áo.
Sự phụ thuộc vào núm vú giả còn khiến trẻ bị lệ thuộc. Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ thấy điều này mang lại rất nhiều rắc rối. Chẳng hạn nếu không có núm vú giả cho bé, bé sẽ không chịu đi ngủ hoặc khi thức dậy, không thấy có núm vú trong miệng bé yêu sẽ quấy khóc, nũng nịu khiến cha mẹ xót xa.
Núm vú giả cho bé còn là nguyên nhân gây viêm tai giữa. Mặc dù chưa có kết quả công bố chính xác, nhưng theo các chuyên gia điều này hoàn toàn có thể xảy ra bởi việc ngậm núm vú giả ảnh hưởng tới sự thay đổi áp suất giữa tai và họng.
Còn nữa. Ba mẹ có nghĩ rằng chất liệu để làm nên những chiếc núm vú giả cho bé thực sự an toàn? Tạp chí khoa học danh tiếng Journal of Applied Toxicology đã từng chỉ ra rằng, núm vú giả chứa nhiều chất độc hại cho cơ thể và cụ thể là rối loạn nội tiết. Hai trong số chất độc đó có tên (Endocrine disrupting chemicals – EDCs) và propylparaben (thuộc họ paraben).
Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, thói quen sử dụng núm vú giả đối với em bé trên 1 tuổi tác động nghiêm trọng tới quá trình mọc răng. Răng cửa của bé có nguy cơ mọc xiên, mọc lệch, bị hô, lệch khớp răng. Nặng hơn là nó còn có thể tác động tới cấu tạo hàm trên và hàm dưới toàn bộ răng miệng. Cả về mặt sức khỏe lẫn thẩm mỹ, điều này hoàn toàn không tốt.
Hạn chế tác hại của núm vú giả cho bé
- Nếu tạm thời chưa tách biệt bé khỏi núm vú giả, hãy chọn mua những núm vú được làm từ chất liệu an toàn, không dễ vỡ.
- Nên chọn núm vú giả cho bé có kích thước bề ngang ít nhất là 0,4cm. Điều này nhằm giúp bé không thể đưa cả núm vú giả vào miệng.
- Trước khi cho bé ngậm núm vú, luộc trong nước sôi khoảng 4 phút để khử trùng.
Thay núm vú giả 2 tháng/ lần để đảm bảo núm vú không bị bẩn, rách hay quá cũ. - Cuối cùng, nên nhớ chỉ cho trẻ trên 1 tháng tuổi tới dưới 1 tuổi ngậm núm vú giả để tránh những tác hại về lâu về dài như đã đề cập ở trên.