Mẹ&Con – “Ngày ngủ – đêm thức”, cụm từ này có lẽ là nỗi niềm chung của những bà mẹ nuôi con nhỏ. Chính vì vậy, việc rèn giấc ngủ cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn khó khăn này dường như là cả một “nghệ thuật”.

Thấu hiểu nỗi cơ cực của những bà mẹ có con nhỏ, trong bài viết dưới đây Mẹ&Con xin được mách mẹ cách rèn giấc ngủ cho trẻ sơ sinh “chuẩn không cần chỉnh”. Hy vọng mỗi ngày bên con sẽ là những ngày vui vẻ, thoải mái của tất cả các bậc phụ huynh.

1. Những điều cần biết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh.

Từ lúc chào đời đến một tháng tuổi, trẻ sơ sinh hầu như dành thời gian để ngủ suốt ngày
đêm. Ngoại trừ những lúc trẻ thức dậy để bú, trung bình khoảng 2 đến 3 giờ, bé sẽ bú một
lần.

Vì cơ thể trẻ chưa tự điều chỉnh được đồng hồ sinh học của cơ thể nên chưa phân biệt được ngày và đêm. Đây cũng là lý do, trẻ sơ sinh thường ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm. Trẻ sơ sinh sẽ ngủ tổng cộng khoảng 8-9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm. Biết được con số này, mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc rèn giấc ngủ cho trẻ sơ sinh.

Hầu hết trẻ nhỏ đều bắt đầu ngủ suốt đêm và không thức giấc cho đến khi bé được 3 tháng tuổi hoặc bé được khoảng 6kg. Tuy nhiên, mẹ cần phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú, không nên để bé ngủ quá 3 tiếng mà không cho bú.

Các trường hợp đặc biệt như trẻ sinh non, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản… có thể phải cho bú thường xuyên hơn, khoảng 2 đến 2 tiếng rưỡi một lần để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho trẻ.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh chia thành 3 giai đoạn:

– Từ 8-22 giờ, trẻ sẽ ngủ giấc sâu.
– Khoảng 23-5h sáng, trẻ “ngủ nông”, có thể nằm mơ và giật mình thức dậy ngắn
vài lần.
– Gần sáng trẻ sẽ ngủ sâu trở lại.

Cách rèn giấc ngủ cho trẻ sơ sinh "chuẩn không cần chỉnh" 6
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh được chia làm 3 giai đoạn. (Ảnh minh họa)

2. Rèn giấc ngủ cho trẻ sơ sinh

Trắng đêm dỗ con ngủ khiến khuôn mặt của mẹ hốc hác, kém sắc. Thay vì lịch sinh hoạt
của mẹ bị đảo lộn theo ý bé, tại sao mẹ không thử cải thiện bằng cách luyện cho trẻ ngủ
theo giờ mình muốn nhỉ? Như vậy mẹ vừa khỏe, con lại vừa ngoan.

1. Nhận biết dấu hiệu bé buồn ngủ
Trong 6 đến 8 tuần đầu sau sinh, trẻ không thể thức lâu hơn hai giờ liên tục. Nếu mẹ để trẻ thức lâu hơn hai giờ, trẻ sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi và khó ngủ trở lại. Vì vậy, việc nhận biết dấu hiệu buồn ngủ của trẻ là một điều cực kỳ cần thiết.

Biểu hiện là trẻ chớp mắt liên tục, lim dim, kéo tai, ngáp hoặc quầng mắt thâm. Với những dấu hiệu cụ thể này, chỉ cần mẹ chú ý một chút là sẽ nhận ra ngay. Nếu nhận thấy trẻ có biểu hiện buồn ngủ, mẹ hãy nhanh chóng dỗ bé ngủ bằng cách âu yếm và kèm theo một vài lời hát ru.

2. Dạy trẻ phân biệt giữa ngày và đêm
Hầu hết các trẻ sơ sinh đều không phân biệt được ngày đêm và ngủ bất cứ khi nào bé muốn. Thậm chí, một số trẻ còn có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ. Bạn có thể nhận biết điều này khi nhận thấy chúng quẫy đạp trong bụng mẹ nhiều hơn vào ban đêm.

Khi chào đời, trẻ vẫn sẽ duy trì thói quen này một thời gian và làm mẹ rất mệt mỏi vì phải thức đêm nhiều. Sau sinh, mẹ không thể thay đổi trẻ ngay được mà chỉ có thể bắt đầu dạy
trẻ khi được 2 tuần tuổi.

Ban ngày, khi bé còn thức:

– Mẹ nên chơi với con càng nhiều càng tốt.

– Nói chuyện và hát cho con nghe khi cho bú các cữ ban ngày.

– Đảm bảo phòng ngủ nhiều ánh sáng vào ban ngày.

– Không cần tắt hết mọi tiếng ồn thông thường vào ban ngày, như tiếng tivi, radio, máy giặt…

Ban đêm:

– Giữ yên lặng và nói khẽ khi cho con bú cữ đêm

– Có thể để đèn ngủ ánh sáng dịu và yên tĩnh, không trò chuyện với con nhiều.

– Cần phải dạy con nhận biết ban đêm là lúc ngủ ngay từ khi chúng được 2 tuần tuổi, đừng để quá muộn. Giúp trẻ phân biệt được ngày – đêm là việc quan trọng trong quá trình rèn giấc ngủ cho trẻ sơ sinh hiệu quả.

3. Dạy trẻ tự ngủ

Có những trẻ chỉ ngủ khi được mẹ bế trên tay. Điều này sẽ gây không ít rắc rối cho mẹ vào ban đêm. Thực tế không ít mẹ luôn trong tình trạng ngủ ngồi, tay vẫn ẵm con vì hễ đặt xuống giường hoặc nôi là trẻ lại tỉnh, quấy khóc. Hãy cân nhắc việc luyện cho con tự học cách ngủ mà không có mẹ, nếu không trẻ có thể sẽ khóc lóc không ngừng.

Mẹ có thể đặt bé vào nôi hoặc nơi bé ngủ trên giường khi bé vẫn còn thức và đang buồn
ngủ, nựng bé bằng cách xoa đầu, xoa lưng, cho bé nhìn những đồ chơi treo cũi hoặc hát
ru.

Trẻ sẽ khóc đòi mẹ trong những lần thử đầu tiên, nhưng mẹ đừng vội chạy đến ôm bé ngay. Nếu hôm nay trẻ khóc được 2 phút thì ngày hôm sau mẹ hãy để con khóc 5 phút rồi mới dỗ dành. Cứ như vậy, trẻ sẽ dần dần làm quen và tự ngủ nhanh hơn mẹ có thể tưởng
tượng.

Cách rèn giấc ngủ cho trẻ sơ sinh "chuẩn không cần chỉnh" 7
Mẹ đừng quá mềm lòng khi thấy con khóc nhé. (Ảnh minh họa)

4. Thiết lập thời khoá biểu

Bạn cũng cần thiết lập một thời khoá biểu cho trẻ nếu muốn rèn giấc ngủ cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Giờ nào bú, giờ nào tắm, giờ nào ngủ và phải thực hiện chính xác để tạo thói quen đến giờ là ngủ cho bé. Buổi tối, trước khi đi ngủ bạn nên lau người bé bằng nước ấm, mát xa cho trẻ rồi hát ru. Như vậy, bé yêu sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

Mỗi ngày, mẹ cần lặp lại những “thủ tục” này theo đúng trình tự và đúng giờ để tạo ra một phản xạ cho trẻ. Nghĩa là mỗi khi trẻ được mẹ làm những “thủ tục” này là trẻ sẽ hiểu đã đến giờ đi ngủ. Khoảng thời gian thích hợp để mẹ rèn cho trẻ thói quen ngủ sớm vào buổi tối là trước 20h.

5. Môi trường phù hợp

Trẻ không thể ngủ ngon nếu phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ chuẩn của phòng trẻ sơ sinh đủ tháng là khoảng 28-29ºC. Đồng thời, mẹ cần đảm bảo phòng ngủ
của con được thoáng khí, tránh để gió lùa vào nơi bé nằm ngủ.

Tuyệt đối không được để quạt thổi thẳng vào người trẻ hoặc để trẻ nằm ngay luồng gió của máy lạnh. Nếu phòng ngủ có gắn máy lạnh, có thể cho trẻ mặc áo liền quần, mang vớ để tránh việc đắp nhiều khăn mềm làm bé nóng nực. Bạn cũng cần lưu ý giữ tã trẻ luôn khô ráo để bé ngủ được ngon giấc.

Giấc ngủ của trẻ không chỉ quan trọng đối với sự phát triển của bản thân chúng, mà còn quan trọng với mẹ. Nếu trẻ quấy đêm nhiều quá, mẹ cũng sẽ thiếu ngủ và không đủ sức khỏe cũng như tinh thần, chăm sóc tốt cho con. Mẹ thông thái, hãy khôn ngoan lựa chọn cách dỗ trẻ ngủ thích hợp để cả mẹ và con đều được tận hưởng giấc ngủ ngon.

6. Để các bữa ăn đêm xoa dịu trẻ
Khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu tỉnh giấc vào mỗi đêm, mẹ hãy nhanh chóng cho trẻ bú ngay lập tức trước khi chúng kịp tỉnh dậy.

Trong khi đang cho ăn, mẹ đừng nên nói chuyện hay bật đèn. Hãy để nguyên mọi thứ như lúc trẻ ngủ. Có như vậy, trẻ mới không nghĩ mỗi lúc được ăn là phải dậy chơi. Sau khi bú no, trẻ sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ mà mẹ không mất công dỗ dành.

Trên đây là những cách rèn giấc ngủ cho trẻ sơ sinh dễ dàng và hiệu quả nhất. Chúc bạn và trẻ sẽ có những giấc ngủ thật ngon!

Bài viết liên quan