Những dấu hiệu thai yếu nếu được phát hiện sớm, mẹ sẽ có cách quan tâm chăm sóc bản thân cũng như thai nhi tốt hơn, tránh xảy ra trường hợp đáng tiếc.
Để giúp mẹ nhận biết chính xác hơn, dưới đây Mẹ&Con sẽ cung cấp đầy đủ những dấu hiệu thai yếu cho bạn đọc.
1. Đi tiểu ít
Thông thường, bà bầu sẽ đi tiểu rất nhiều trong suốt thai kì bởi sự tác động của nội tiết tố gây áp lực nên bàng quang. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đi tiểu ít hoặc thậm chí ngồi ca buổi mà không đi tiểu, rất có thể mẹ đang bị thiếu nước hoặc có dấu hiệu của chứng tiểu đường thai kì. Mẹ lưu ý dấu hiệu này nhé!
2. Thai máy thất thường
Thai máy nói lên tình trạng sức khỏe của thai nhi. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như mẹ cảm nhận được nhịp thai máy đều đặn. Song nếu sau thời gian thai máy đều đặn, mẹ nhận thấy rằng thai máy bỗng dưng hiếu động một cách bất thường, quá nhanh trong khoảng 12 giờ thì rất có thể thai nhi đang bị ngộp thở do thiếu oxy. Thai máy quá chậm hoặc ngừng lại hẳn cũng không kém phần nguy hiểm, nguy cơ thai chết lưu trong bụng mẹ là điều khó tránh khỏi.
3. Mẹ bị ngứa toàn thân
Ngứa ngáy khi mang thai là chuyện bình thường, do thay đổi nội tiết tố. Nhưng nếu mẹ cảm thấy ngừa lan rộng khắp người, đặc biệt là vùng bụng và lòng bàn tay hay ngón chân, kèm theo dấu hiệu của vàng da thì lại không ổn chút nào. Mẹ nên đi xét nghiệm chức năng gan, phòng trường hợp mắc hội chứng ứ mật intrahepatic.
Hội chứng này có thể khiến cho thai nhi bị ngạt, từ đó rất dễ sinh non hoặc chết lưu.
4. Cân tăng rất ít hoặc tăng quá nhanh
10 – 12kg là con số đẹp nhất mẹ nên gia tăng trọng lượng trong thời gian mang thai. Con số này có thể chênh lệch một chút, tùy vào cơ địa và chế độ dinh dưỡng của mỗi người… Song, nếu như mẹ tăng cân quá ít thai nhi trong bụng có thể đang phải đối phó với việc rối loạn sự phát triển. Ngược lại, nếu tăng cân “thần tốc” thì nguy cơ cao sẽ bị tiền sản giật. Chính vì vậy, việc cân nặng của mẹ cũng là một trong những những dấu hiệu thai yếu đáng quan tâm.
5. Sữa tiết sớm
Rỉ một chút sữa hai bên đầu ti thời gian này không sao, xong nếu mẹ thấy sữa xuất hiện nhiều hơn (đôi khi còn ướt áo), cộng với đau bụng và xuất huyết âm đạo thì nên cảnh giác. Dấu hiệu này có liên quan đến nồng độ prolactin trong máu, ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của nhau thai cũng như sự phát triển của thai nhi.
6. Chiều cao vùng bụng tăng nhanh
Nếu là đa thai, trường hợp này không có gì đáng lo ngại. Song nếu không mang đa thai mà chiều cao vùng bụng của mẹ tăng rất nhanh, rất có thể thai nhi trong bụng đang gặp một số bất thường. Mẹ không nên chủ quan, hãy tới bệnh viện gặp bác sĩ để có sự chuẩn đoán chính xác.
7. Đau bụng và chảy máu âm đạo
Tam cá nguyệt thứ nhất, nếu hiện tượng chảy máu âm đạo diễn ra mẹ nên chú ý tới vấn đề thai ngoài tử cung hoặc dọa sảy thai. Còn hiện tượng này xảy ra ở tam cá nguyệt thứ 3, khả năng lớn báo hiệu mẹ bị nhau tiền đạo. Nói chung nếu thấy bất kì dấu hiệu xuất huyết nào, dù kèm đau bụng hay không mẹ cũng nên tới bệnh viện để kiểm tra chắc chắn.
8. Tử cung cứng đờ
Đây là trường hợp hết sức nguy hiểm. Mẹ bầu lưu ý nếu bị đau đột ngột ở tử cung, sau đó lan ra xung quanh bụng và thậm chí là các bộ phận khác của cơ thể như bắp chân, lưng… Mẹ cảm thấy tử cung cứng đờ, kết hợp với những cơn đau kéo dài thì chắc chắn đó là dấu hiệu cho thấy mẹ đã bị bong nhau non. Hậu quả của việc bong nhau non là gì? Nó có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, thậm chí dẫn tới tử vong.
Trên đây là những dấu hiệu thai yếu mẹ bầu cần tuyệt đối lưu tâm. Chúc bạn có một thai kì khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.