Mẹ&Con - Tất nhiên, những điều này không phải tuyệt đối nhưng ít ra nó sẽ làm cuộc hôn nhân của bạn “dễ thở” hơn rất nhiều, ít nhất là lúc cả hai đang xung đột vợ chồng và tạm thời không có tiếng nói chung. 7 mâu thuẫn vợ chồng thường gặp và cách hóa giải Vợ chồng mâu thuẫn nhau cũng chỉ vì hôm nay ăn gì? Bạn đã biết cách giải quyết xung đột gia đình?

Xung đột vợ chồng là điều hiếm ai có thể tránh được trong cuộc sống hôn nhân. Việc giữ lữa trong cuộc sống hôn nhân và giữ hòa khí trong đời sống gia đình vô cùng quan trọng và thiết yếu đối với bất kì tổ ấm nào, nhất là trong xã hội hiện đại, dễ dàng nảy sinh quá nhiều những câu chuyện không ngờ.

Sẽ có những lúc giữa hai vợ chồng nảy sinh những bất hòa, dẫn đến cự cãi. Và nếu như việc to tiếng diễn ra ngay trong nhà, nhất là để con bạn nghe được thì sao? Điều này sẽ dẫn đến những tổn thương về mặt tâm lí và tinh thần rất lớn cho trẻ. Không những làm cho hành vi của chúng đi sai lệch với chuẩn mực đạo đức, mà còn dẫn đến những hệ lụy khó lường về suy nghĩ, tính cách khi bé trưởng thành.

Thế nên, dù có bực bội, ức chế và muốn tranh luận cha mẹ cũng tuyệt đối ghi nhớ 5 nguyên tắc tranh luận dưới đây. Đầu tiên, những nguyên tắc này sẽ giúp cả hai không ảnh hưởng đến con cái và tiếp theo nó sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng, không “nghĩ quẩn” sau mỗi lần “khẩu chiến”.

Tất nhiên, những điều này không phải tuyệt đối nhưng ít ra nó sẽ làm cuộc hôn nhân của bạn “dễ thở” hơn rất nhiều, ít nhất là lúc cả hai đang xung đột và tạm thời không có tiếng nói chung.

Xung đột vợ chồng và 5 bí quyết giúp hóa giải 4

1. Chọn địa điểm chỉ có 2 vợ chồng (đảm bảo rằng con bạn sẽ không nghe được câu chuyện giữa 2 bạn): Bạn muốn gào thét, chửi bới chồng khi thấy tinh nhắn lạ tình cờ “đi lạc” vào điện thoại anh ta, hay tức điên lên khi thấy gã đồng nghiệp khác giới chở vợ về sau giờ tan làm? Muốn tranh luận, muốn cãi nhau… cứ làm. Nhưng nếu làm, xin hãy chọn một quán café có không gian rộng, ít tiếng ồn, cách xa nhà để tiện cho buổi nói chuyện và giải quyết các mâu thuẫn.

Như vậy, con cái cũng sẽ không biết việc bố mẹ có những xích mích. Và việc chọn một địa điểm xa tổ ấm của cũng sẽ tránh làm các bé tò mò, tìm cách nghe lén chuyện của bố mẹ nếu con bạn là một cô bé/ cậu bé “không phải dạng vừa đâu”.

2. Lựa lời nói thẳng với nhau về cảm nhận, cách nghĩ của cá nhân đối với vấn đề chung của 2 vợ chồng: Cả hai cần thẳng thắn với nhau hơn, bởi nguyên nhân dẫn đến sự chia li của đa số các cặp đôi là do họ không hiểu nhau. Nếu cả vợ chồng biết cởi mở bản thân, lựa lời nói thẳng với nhau để hai bên cùng tìm ra hướng giải quyết, tìm ra tiếng nói chung cho vấn đề đang mắc phải thì nút thắt mớ bòng bong sẽ dễ dàng được tháo gỡ. Chắc chắn khi chúng ta thật lòng bày tỏ thái độ đối thoạt tử tế, chẳng một ai “cạn tàu ráo máng” tới nỗi mặc kệ phủi tay, quay lưng bước.

Còn nếu bạn cứ quanh co, nói dối và làm rối tung rối mù mọi thứ, đồng nghĩa với đang việc đẩy cuộc hôn nhân của mình ngày càng gần vực sâu. Đối phương cũng không đủ kiên nhẫn để tiếp tục những cuộc nói chuyện tương tự, lần sau (nếu có).

3. Hãy để cái tôi sang một bên: Cái tôi cá nhân không hẳn là xấu. Cái tôi giúp cho bạn có cá tính, và trở nên không nhầm lẫn giữa biển người mênh mông này. Tuy nhiên trong một số việc, cụ thể là chuyện vợ chồng thì để trở nên hòa hợp hơn, bạn cần cắt bỏ hoặc giảm bớt cái tôi nếu tự nhận nó “cao vời vợi”. Điều này sẽ được lột tả rõ ràng nhất trong những cuộc xung đột vợ chồng.

Khi người kia nói, bạn cần lắng nghe và chờ đến khi người đó nói hết mới lựa lời nói ra ý kiến của bản thân. Tất nhiên, nếu bạn đã lịch sự với họ trước đó thì họ cũng sẽ đáp lại giống như vậy, khi tới lượt bạn trình bày.

4. Hãy cho nhau thời gian: Dù sao con người cũng là một sinh vật của tạo hóa, để thay đổi bản thân hay bất cứ thứ gì cũng cần phải có thời gian. Sau cuộc nói chuyện với chồng/vợ mình, bạn nhận muốn họ phải thay đổi hoặc khắc phục một số khuyết điểm thì hãy cho đối phương một khoảng thời gian nhất định. Chúng ta có thể biến thành một con người khác chỉ qua ngày một, ngày hai.

Với khoảng thời gian nhất định này, ngoài việc để đối phương thay đổi thói quen cũ còn là để chúng ta làm quen và điều chỉnh thói quen mới, tính cách mới của họ.

5. Dành thời gian cho con: Đây là điều mà bất kì các ông bố, bà mẹ nào cũng cần và nên thực hiện. Dù công việc “ngập đầu”, thời gian rảnh dỗi vô cùng ít ỏi thì bạn cũng nên dành ra mỗi tuần một buổi cùng con đi chơi, cùng con học bài… Phải có sự tương tác mới hình thành nên tình cảm của cha mẹ trong lòng con trẻ – sợi dây gắn kết gia đình quan trọng nhất.

Và nhất là các ngày lễ quan trọng như: Tết trung thu, ngày quốc thế thiếu nhi, đặc biệt là sinh nhật của con cho dù bận cách mấy cũng đừng quên gọi điện chúc mừng sinh nhật chúng nhé. Điều cuối cùng này cũng chính là chất xúc tác mạnh mẽ nhất, để luôn giữ lửa trong cuộc sống lứa đôi.

Chúc bạn sẽ sớm giải quyết được xung đột vợ chồng để gia đình luôn hạnh phúc, vui vẻ!

Tags:

Bài viết liên quan