Mẹ&Con – Gò cứng bụng khi mang thai thường xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ. Với những mẹ mang thai lần đầu, hẳn sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ. Vậy hãy cùng Mẹ&Con tìm hiểu về vấn đề này nhé! Chi tiết kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng trong suốt 9 tháng thai kỳ

Đa số mẹ bầu thường xuất hiện triệu chứng gò cứng bụng khi mang thai ở 3 tháng cuối. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp xuất hiện dấu hiệu này từ tháng thứ 6, thứ 7.

Gò cứng bụng hay còn gọi là cơn co chuyển dạ Braxton Hicks hay chính là chuyển dạ giả. Bởi dấu hiệu này không làm giãn mở cổ tử cung, không làm mẹ bầu có cảm giác đau như cơn chuyển dạ thật.

Nguyên nhân gây gò cứng bụng khi mang thai

Tâm lý

gò cứng bụng khi mang thai

Hạn chế căng thẳng và lo lắng để bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. (Ảnh minh họa)

Tâm lý của mẹ bầu cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến hiện tượng thai nhi gò cứng bụng. Vì vậy, mỗi ngày bầu hãy luôn giữ cho mình một tâm trạng thật thoải mái, lạc quan và tránh căng thẳng nhé.

Tử cung chịu áp lực lớn

Bầu biết không, bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi bắt đầu phát triển nhanh chóng. Do vậy, tử cung bị chèn giữa khoang chậ, bàng quang và trực tràng. Vốn dĩ tử cung cũng phình to và tạo áp lực lên các bộ phận khác nên thỉnh thoảng mẹ sẽ nhận thấy hiện tượng gò cứng bụng khi mang thai.

Hệ xương của thai nhi phát triển

Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, khung xương của thai nhi dần phát triển và dài ra. Những lúc thai nhi xoay chuyển người sẽ tạo nên những cơn gò nhẹ ở bụng của mẹ bầu.

Mẹ bầu bị táo bón nặng

Táo bón thai kỳ là một hiện tượng khá phổ biến xảy ra ở mẹ bầu. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, nếu mẹ bầu thường xuyên bị táo bón cũng có thể kèm theo những cơn gò cứng bụng. Để hạn chế điều này, bầu nên lựa chọn thông minh các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu chất xơ.

Phân biệt cơn gò chuyển dạ giả và thật

gò chuyển dạ giả và thật

Xuất hiện cơn gò chuyển dạ giả, bầu nên thay đổi tư thế nằm ngủ. (Ảnh minh họa)

Gò cứng bụng là do các cơ tử cung gò cứng hoặc cuộn lại khiến bụng mẹ bầu có cảm giác căng tức trong vòng 30-60 giây. Mỗi ngày, triệu chứng này có thể xuất hiện khoảng vài lần hoặc đôi lúc vài ngày mới xuất hiện. Khi xuất hiện cơn gò chuyển dạ giả, mẹ bầu nên thay đổi tư thế nằm, ngồi hoặc nghỉ ngơi một lát sẽ hết.

Đối với cơn gò chuyển dạ thật, mẹ bầu sẽ thấy vô cùng đau đớn, cơn đau diễn ra theo từng đợt. Nếu triệu chứng này đi kèm với dấu hiệu vỡ ối, ra máu báo thì chứng tỏ em bé chuẩn bị gặp được mẹ rồi đấy.

Thai nhi gò cứng bụng có nguy hiểm không?

Nếu không may gặp phải triệu chứng gò cứng bụng khi mang thai, bầu cũng đừng nên quá lo lắng. Cơn gò sinh lý này chỉ thực sự nguy hiểm khi bụng mẹ bầu bị gò cứng hoặc lệch hẳn sang một bên trong khoảng thời gian dài. Bầu cũng cần chú ý nếu cơn gò cứng bụng xuất hiện kèm theo triệu chứng đau lưng, chuột rút, xuất huyết âm đạo… lúc này cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Để giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn mỗi khi cơn gò cứng bụng xuất hiện, các chuyên gia khuyên rằng:

  • Mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên thay đổi tư thế, đứng lên đi lại nhẹ nhàng và ngay cả những lúc ngồi làm việc.
  • Mẹ có thể tắm nước ấm dưới vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn tắm để thư giãn hoặc đơn giản là dùng một chiếc khăn mềm giặt qua nước ấm rồi chườm lên bụng.
  • Tập yoga cũng là giải pháp giúp mẹ bầu hạn chế bị những cơn gò cứng bụng làm phiền.
Tags:

Bài viết liên quan