Mẹ&Con - Hội chứng down theo tuổi mẹ là gì? Vì sao khi mắc phải cả phụ huynh và con cái đều phải đối mặt với nó suốt cả đời? Trẻ mắc hội chứng Klinefelter có nguy cơ bị vô sinh Những bức ảnh tựa thiên thần của các em bé bị hội chứng Down Con bị hội chứng Migraine?

Hội chứng down theo tuổi mẹ hiểu nôm na tức mẹ sinh con khi càng cao tuổi, thai nhi càng có nhiều cơ hội mắc bệnh down.

Bình thường một bào thai khỏe mạnh sẽ có 46 nhiễm sắc thể, trong đó 23 nhiễm sắc thể được thừa hưởng từ bố và 23 nhiễm sắc thể được thừa hưởng từ mẹ. Bào thai bị nhiễm hội chứng down là bào thai có tới 47 nhiễm sắc thể, dư một nhiễm sắc thể số 21 làm rối loạn quá trình phát triển về cả trí tuệ cũng như vật chất ở trẻ.

Tất nhiên, không phải hội chứng down theo tuổi mẹ đồng nghĩa với việc bà mẹ nào cao tuổi sinh con cũng mắc bệnh down. Nguy cơ mắc hội chứng này tỷ lệ với độ tuổi của mẹ. Cụ thể:

– Mẹ 25 tuổi: 1/1250
– Mẹ 30 tuổi: 3/1000
– Mẹ 45 tuổi: 1/35

Hội chứng down theo tuổi mẹ và những điều cần biết 4

Bệnh down không thể chữa khỏi, tuổi thọ của bệnh nhân mắc bệnh down tuy không cao bằng người bình thường nhưng cũng có thể kéo dài tới giai đoạn trung niên. (Ảnh minh họa)

Tại sao mẹ lớn tuổi lại có nguy cơ sinh con bị hội chứng down nhiều hơn?

Trứng của các bà mẹ lớn tuổi có nguy cơ “lão hóa” nhiều hơn so với trứng của các bà mẹ trẻ tuổi do thời gian, do tiếp xúc với tia X- quang và các loại thuốc… nhất là những bà mẹ làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm.

Bên cạnh đó, nếu trong gia đình từng có tiền sử mắc bệnh down thì khả năng sinh con mắc bệnh down của chị em cũng rất cao. Điều này đồng nghĩa với việc bệnh dow là căn bệnh di truyền, dù tỉ lệ này không quá cao.

Phòng ngừa bệnh down như thế nào?

Để phòng ngừa hội chứng down theo tuổi mẹ, tốt hơn hết mẹ không nên mang thai khi đã lớn tuổi. Chế độ ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày phải lành mạnh, môi trường sống trong lành.

Trong quá trình mang thai, với sự tiến bộ của y học hàng loạt các biện pháp y tế cũng được áp dụng tầm soát những bất thường của thai nhi như: Siêu âm để đo độ mờ da gáy lúc khoảng 3 tháng của thai, chọc dò xét nghiệm nước ối hoặc sinh thiết gai nhau…

Những biện pháp này có khả năng rất cao phát hiện bào thai có nguy cơ bị down hay không. Từ đây, cha mẹ có nhiều thời gian suy nghĩ hơn về việc quyết định giữ hay không giữ nếu thai nhi mắc hội chứng down bởi căn bệnh này không thể chữa khỏi.

Hội chứng down theo tuổi mẹ không phải căn bệnh đơn giản. Nếu chẳng may mắc bệnh, cả phụ huynh và con cái sẽ phải đối mặt với nó cả đời. Thường xuyên thăm khám định kì trong thời gian mang thai là cách phòng ngừa cao nhất cha mẹ có thể làm nếu muốn sinh ra những đứa con khỏe mạnh, thông minh.

Tags:

Bài viết liên quan