Mẹ&Con – Trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu và biện pháp khắc phục như thế nào? Đây là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm khi con đến giai đoạn mọc răng. Những điều mẹ cần nhớ khi hạ sốt cho trẻ mọc răng Lá hẹ giúp bé hạ sốt khi mọc răng 1.001 cách “đối phó” khi mọc răng khôn

Giải đáp thắc mắc: "Trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu?" 5

Mọc răng khiến bé khó chịu, không chịu ăn uống. (Ảnh minh họa)

Trước hết, để giúp mẹ hiểu rõ hơn về việc trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu, Mẹ&Con xin được liệt kê một vài dấu hiệu sau đây giúp mẹ dễ nhận biết khi con mọc răng:

  1. Lợi (nướu) sưng, đỏ

Dấu hiệu này mẹ có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Trước khi răng bắt đầu nhú lên, nướu của bé thường bị sưng, thậm chí một số bé khác còn bị viêm, tấy đỏ hoặc bị loét.

  1. Chảy nước dãi

Đến giai đoạn mọc răng, tuyến nước bọt tiết nhiều nước dãi nhằm làm mát và làm dịu nướu đang bị sưng. Vì thế, khi mọc răng, mẹ sẽ thấy bé yêu chảy nước dãi nhiều hơn ngày thường.

  1. Sốt, ho, sổ mũi…

Giai đoạn mọc răng được xem là bước ngoặt đánh dấu sự phát triển đầu đời của trẻ. Đây cũng là lúc trẻ có thể xuất hiện một số triệu chứng như sốt, tiêu chảy, ho, sổ mũi… Ngoài ra, ở cằm và khu vực quanh miệng có thể nổi ban.

  1. Quấy khóc, khó chịu…

Thời gian mọc răng, tâm lý của bé sẽ có nhiều sự thay đổi. Bé dễ nổi cáu, khó chịu và quấy khóc nhiều hơn. Một số khác, bé thường xuyên mút tay vì ngứa lợi.

Tất cả những dấu hiệu này nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ biếng ăn, lâu dần ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cân nặng. Thế nên, trong giai đoạn này bố mẹ cần đặc biệt chú ý chăm sóc sức khỏe của con thật tốt.

Vậy trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu? Thực ra, thời gian để trẻ hết biếng ăn không có một cột mốc nào cụ thể. Điều này còn tùy thuộc vào cơ địa cũng như khả năng chống chọi với những triệu chứng khó chịu trong giai đoạn mọc răng của từng trẻ. Điều quan trọng nhất vẫn là mẹ cần duy trì một chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho bé yêu.

Làm gì khi trẻ biếng ăn vì mọc răng?

Giải đáp thắc mắc: "Trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu?" 6

Ảnh minh họa

Giai đoạn mọc răng, tính khí của trẻ có thể thay đổi thất thường. Thay vào đó, mẹ hãy dành thời gian thể hiện tình cảm với con bằng cách an ủi, ôm ấp, chuyện trò và chơi cùng con. Để giúp con giảm bớt đau nhức và dễ chịu hơn, mẹ có thể dùng tay mát xa nhẹ nhàng ở vùng nướu. Tuy nhiên, trước khi tiến hành mát xa, mẹ nên nhớ vệ sinh tay thật sạch nhé.

Ngoài ra, mẹ cũng không nên ép bé yêu ăn bằng những biện pháp “tra tấn”. Điều này chỉ khiến bé càng lo sợ và tình trạng biếng ăn trở nên tồi tệ thêm thôi. Giai đoạn này, mẹ cũng nên ưu tiên chế biến những món ăn mềm, xay nhuyễn và nấu loãng như cháo, súp để bé dễ nuốt. Tuyệt đối tránh thức ăn cứng, đặc.

Thực đơn bữa ăn hàng ngày đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm như chất đạm, chất béo, chất bột và rau xanh cũng là cách giúp bé duy trì cân nặng ở mức ổn định. Không nên cho bé ăn đồ quá nóng hay quá lạnh, vì nó không tốt cho sự phát triển của răng.

Bên cạnh thắc mắc trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu thì vấn đề chủ chốt nên ưu tiên bổ sung chất dinh dưỡng nào cho trẻ cũng là điều quan trọng. Giai đoạn mọc răng rất cần nhiều canxi, nên mẹ cần lưu ý bổ sung các món ăn có hàm lượng canxi cao. Canxi có nhiều trong các loại thực phẩm như: trứng, sữa, phomai, tôm, cá, đậu… Ngoài ra, cần cho trẻ uống thêm sữa, nước trái cây để bổ sung vitamin cần thiết.

Tags:

Bài viết liên quan