Mẹ&Con - Đây là những câu hỏi mà mẹ rất thường bắt gặp trong quá trình nuôi con. Hãy cũng Mẹ&Con tìm hiểu nhé! Trước khi đi ngủ, nên dành cho con "nghi lễ tình yêu" Tư thế ngủ nên và không nên cho bé 4 cách giúp trẻ có giấc ngủ ngon

1. Bé đang ngủ bỗng giật mình thức giấc thì tôi phải làm sao? Tại sao bé lại bị như thế?

15-cau-hoi-ve-giac-ngu-cua-be-me-co-the-se-thac-mac

Bạn hãy tìm hiểu xem nguyên nhân giật mình thức giấc của bé là gì. Có thể bé bị ướt tã, bị lạnh, có thể bé bị côn trùng cắn đốt, có thể bé đói, bé đau bụng, bé nằm trúng vật cấn ở dưới mền, chiếu… Sau khi “giải quyết” nhanh được các nguyên nhân này, bạn không cần mở đèn sáng mà cứ nhẹ nhàng vỗ về, ru nho nhỏ cho bé một lúc, bé sẽ chìm vào giấc ngủ trở lại.

2. Bé ngủ có mơ thấy ác mộng hay không?

Có! Nhiều người tưởng rằng trẻ nhỏ không hề biết… mơ, không thể nào có “giấc mơ xấu” hay ác mộng. Nhưng không phải thế. Các nhà khoa học đã chứng minh giấc mơ tồn tại ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ và theo bé đến suốt cuộc đời. Một giấc mơ xấu hiển nhiên sẽ đi kèm với “hệ quả” là giấc ngủ không ngon, bé sẽ giật mình, hoảng sợ, sự phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần đều theo đó ảnh hưởng theo.

3. Con tôi hay mơ gặp ác mộng, phải làm sao?

Nhiều nghiên cứu trên thế giới khám phá ra rằng khả năng tưởng tượng và sáng tạo của trẻ thường phát triển trong giấc mơ. Khi những tưởng tượng, những cung bậc cảm xúc này quá mãnh liệt do bị ảnh hưởng từ ban ngày thì sự căng thẳng trong mơ cũng tăng dần, dẫn đến cơn ác mộng. Để bé có một giấc ngủ ngon, sâu, êm ái, mẹ không nên cho trẻ đi ngủ khi quá đói hoặc quá no, không cho trẻ chơi những trò chơi quá kích thích thần kinh lúc ban ngày. Đặc biệt, việc chuẩn bị cho trẻ những chiếc tã thấm hút tốt, giúp con khô thoáng suốt đêm cũng là điều cần chú trọng.

4. Có nên mua nhiều gấu bông cho bé dễ ngủ không?

Không nên để nhiều đồ chơi, gấu bông trên giường của trẻ. Nguyên nhân là phần lông của thú nhồi bông rất dễ bám bụi. Khi bé ngủ với những con “thú bông” bên cạnh như vậy, vô tình sẽ hít hết các bụi bẩn này vào, gây ảnh hưởng đến hô hấp, khiến giấc ngủ không sâu. Ngoài ra, với các bé quá nhỏ, khi xoay trở, bé dễ bị cấn, ngạt thở với những món đồ chơi này. Nguyên tắc là trên giường / nôi / cũi của bé cần sạch sẽ, thoáng đãng, chỉ có nệm, gối mà thôi. Nếu bé có thói quen thích “ôm” cái gì đó, có thể tìm cho con một chiếc gối ôm mềm.

15-cau-hoi-ve-giac-ngu-cua-be-me-co-the-se-thac-mac

5. Có nên cho bé ngủ máy lạnh hay không?

Nếu nhiệt độ thời tiết không nóng lắm hay lạnh lắm và phòng thoáng đãng, bạn không nhất thiết phải sử dụng máy lạnh mà nên cho bé hít thở khí trời tự nhiên. Trường hợp thời tiết quá nóng hay quá lạnh thì máy điều hòa nhiệt độ lúc này sẽ phát huy tốt tác dụng. Tuy nhiên, có một vài lưu ý cần biết khi sử dụng máy điều hòa nhiệt độ, ví dụ như cần vệ sinh máy thường xuyên, nhiệt độ giữ ở 27-28 độ C, không nên thấp hơn. Không để nôi, giường của bé nằm ở hướng máy lạnh trực tiếp thổi hơi lạnh vào. Ngoài ra, bạn có thể tăng độ ẩm trong phòng bằng cách để một thau nước nhỏ ở góc phòng. 

6. Kế chuyện cho bé nghe trước khi ngủ có giúp bé ngủ ngon hơn không? Và nếu bé chỉ khoảng 5 hay 6 tháng thì việc đó có tác dụng không?

Bé 5-6 tháng chưa thể hiểu câu chuyện bạn kể, nhưng bé đã có thể “cảm nhận” được tình cảm của bạn, những âm sắc giọng nói của bạn khi bạn chuyện trò với bé. Chính vì vậy, việc hát ru, kể chuyện, đọc đồng dao… cho con nghe ở bất kỳ độ tuổi nào cũng tốt cho tâm lý và tinh thần của bé cả. Bé cảm thấy yên tâm vì có mẹ bên cạnh, điều này góp phần giúp bé ngủ ngon và sâu hơn.

7. Buổi tối trẻ ngủ bỗng dưng khóc thét to lên mà mắt vẫn nhắm lại và nước mắt chảy ra thì có sao không?

Với trẻ nhỏ, giấc mơ là cách thiên thần bé bỏng tự tập hợp thông tin về thế giới xung quanh, là quá trình kiểm tra kỹ năng mà não bộ non nớt của bé vừa mới thu nhận được. Vì vậy, nếu ban ngày bé gặp quá nhiều hình ảnh mang tính “kích động”, ví dụ xem những bộ phim hoạt hình có con quái vật dễ sợ, lúc mẹ ẵm đi chơi trong xóm thấy một con chó dữ gầm gừ thì đến tối, trẻ ngủ dễ có hiện tượng ác mộng như thế. Việc cần làm là bạn hãy ở bên cạnh con, trấn an dỗ dành, có thể xoa nhẹ khắp người con giúp bé vững tâm trở lại. Lưu ý là không cần thiết phải mở đèn sáng trưng lên, đánh thức hết tất cả mọi người xúm xít bên trẻ, vì như vậy càng làm cho trẻ hoảng sợ hơn.

8. Muốn cho giấc ngủ của bé sâu thì phải làm cách nào?

15-cau-hoi-ve-giac-ngu-cua-be-me-co-the-se-thac-mac

Muốn đảm bảo bé không gặp ác mộng, có những giấc mơ êm ái, dịu dàng và thật sự thoải mái, hạnh phúc khi thức dậy, bạn cần chú ý những việc như cho bé bú đủ no trước khi ngủ, không để bé bị cấn với tấm trải, mền… Ngoài ra, cần giữ cho không gian ngủ của bé được khô thoáng, sạch sẽ. Chiếc tã lót cũng là một vật quan trọng mẹ cần quan tâm, vì nếu tã thấm hút không tốt, khiến bé bị lạnh, bị ướt tã khi tè trong đêm thì giấc ngủ của bé không được bảo đảm, những cơn ác mộng cũng theo đó mà về.

9. Khi bé tè đầy tã có nên thay tã lúc bé đang ngủ không?

Tốt hơn hết, bạn nên chọn cho con loại tã với lõi thấm hút đặc biệt, để giữ cho bé được khô thoáng suốt đêm. Nếu chọn loại tã không đủ sức thấm hút tốt, tã đầy chắc chắn bạn phải thay, nếu không sẽ làm bé cảm lạnh. Tuy nhiên, việc thay tã trong khi bé đang ngủ như thế này có thể khiến bé dễ bị giật mình, thức giấc. Trường hợp bắt buộc phải thay tã, chỉ nên thay trong ánh đèn phòng ngủ, làm thật nhanh chóng, nhẹ nhàng, sau đó vỗ về cho bé ngủ nhanh trở lại, không bị gián đoạn giấc ngủ.

10. Bé 2 tuổi ngủ bao nhiêu giờ một ngày là hợp lý?

Bé 2 tuổi thường có giấc ngủ tổng cộng khoảng 11.5 đến 15.5 tiếng/ngày, bao gồm giấc ngủ đêm 10.5 đến 12.5 tiếng và giấc ngủ ngày từ 1-3 tiếng, tùy bé. Để biết bé có ngủ đủ giấc, ngủ sâu và ngon không, bạn nên quan sát các dấu hiệu như: Khi chở bé trên xe, bé có ngủ gật không, có khó đánh thức con dậy vào mỗi buổi sáng không, bé có vẻ cáu kỉnh, mệt mỏi hoặc khó chịu trong ngày, nhất là lúc đầu ngày không. Giấc ngủ rất quan trọng đến sự phát triển toàn diện của bé, vì vậy, không những phải đảm bảo bé ngủ đủ mà bạn còn cần đảm bảo bé ngủ sâu, ngủ ngon, chất lượng giấc ngủ cao.

11. Tại sao lúc ngủ bé hay cười?

Tùy vào độ tuổi, trẻ có những giấc mơ khác nhau thể hiện sự phát triển về mặt tâm sinh lý trong từng giai đoạn nhất định. Từ khoảng tuần thứ sáu sau khi chào đời, bé yêu của bạn đã có biểu hiện như mỉm cười trong giấc ngủ. Và sau đó ít lâu, bé bắt đầu biết cười với mẹ khi thức dậy. Kết quả này một phần nhờ vào những điều bé học được từ những giấc mơ. Biểu hiện cười của bé trong lúc này chính là quá trình thiên thần bé bỏng của bạn đang tự tập hợp thông tin về thế giới xung quanh, đồng thời “kiểm tra” những kỹ năng mà não bộ non nớt của bé vừa mới thu nhận được. Bé cũng sẽ mỉm cười trong lúc ngủ nếu có được giấc ngủ ngon, sâu và êm ái.

12. Có nên cho bé ngủ trên võng?

Không nên bạn ạ. Hệ xương của trẻ thời điểm này còn rất non nớt. Cho bé ngủ võng với tư thế lưng cong xuống theo võng có thể gây ảnh hưởng đến bé sau này. Ngoài ra, bé ngủ võng sẽ bị “phụ thuộc” vào chuyện được đong đưa mới có thể ngủ. Điều này gây khó khăn cho chính bạn, ví dụ lúc đưa bé đi du lịch, lúc không có võng đong đưa, bé sẽ trở nên rất khó ngủ. Tốt hơn hết nên cho bé ngủ trên giường hoặc cũi, để bé thẳng lưng, không ẵm bồng đong đưa lúc ru con ngủ.

13. Bé buồn ngủ nhưng vẫn hay khóc quấy thì làm sao?

Đó là do bé chưa được thoải mái thật sự để bắt đầu cho chuyện… ngủ. Bạn cần để ý lại ngay các yếu tố “ngoại cảnh” như: tiếng ồn, ánh đèn chói gắt, quần áo ngủ có màu sắc quá kích thích giác quan, tã thấm ướt… Cần chuẩn bị cho bé một không gian ngủ thật thoải mái, sau đó bắt đầu tắt bớt đèn, nhẹ nhàng đặt con vào nôi, vỗ về một chút rồi để bé một mình. Bé sẽ học được cách tự “ru” mình vào giấc ngủ, không quấy khóc nữa và có được một giấc ngủ “vàng” thật ngon, thật sâu, khiến bé vui tươi, rạng rỡ vào sáng hôm sau.

14. Tư thế ngủ nằm sấp có ảnh hưởng gì tới sự phát triển của bé không?

Câu trả lời là có, bạn ạ! Tác hại mà tư thế ngủ này để lại cho sức khỏe của bé mang tính lâu dài và vô cùng khó lường. Trước hết là ở đường hô hấp. Khi hít vào, thở ra lồng ngực và bụng của bé không thể nở ra và co lại như bình thường khi bé nằm sấp. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy và tuần hoàn của tất cả các cơ quan khác. Việc nằm sấp khi ngủ trong một thời gian dài còn dễ khiến xương mặt bé bị biến dạng do xương mặt và vòm họng của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Nếu bé nằm nghiêng mặt sang bên trái, tim sẽ bị đè lên, ảnh hưởng đến tuần hoàn. Tốt nhất bạn nên hạn chế và thay đổi tư thế ngủ này của con.

15. Có thể cho bé ngủ riêng với bố mẹ lúc bao nhiêu tuổi?

15-cau-hoi-ve-giac-ngu-cua-be-me-co-the-se-thac-mac

Ngủ riêng giúp tăng cường tính độc lập cho bé. Tuy nhiên, bạn không nên vội vàng. Có thể tuân theo nguyên tắc tách giường trước, tách phòng sau. Tức là bạn có thể cho con ngủ chung phòng với bố mẹ nhưng riêng trên giường nhỏ vào lúc trẻ được vài tháng tuổi. Còn muốn ngủ riêng phòng thì cần xét đến nhiều yếu tố khác, đặc biệt là thể chất, tâm lý của trẻ. Nhiều gia đình để cho trẻ ngủ trong phòng riêng ngay từ lúc lên 3 tuổi. Bạn có thể tham khảo cột mốc này. Song, luôn ghi nhớ là khi cho trẻ ngủ trong phòng riêng, cần phải có biện pháp để bạn có thể biết được bé đang làm gì, đảm bảo an toàn cho trẻ.

Tags:

Bài viết liên quan