Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Không có một câu trả lời nào chắc chắn cho câu hỏi trên. Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, có quá nhiều ca dị tật thai nhi xảy ra dù trong suốt quá trình mang thai, sản phụ đã thăm khám thường xuyên và các bác sỹ đều kết luận bình thường nhưng đến lúc sinh, trẻ lại mắc những khiếm khuyết, dị tật thai kì nghiêm trọng.
Chính vì vậy, một giả thuyết mới đặt ra. Bên cạnh việc các bà mẹ phải vô cùng cẩn trọng trong quá trình mang thai, tránh những tác động ảnh hưởng đến thai kì như môi trường, di truyền và chế độ chăm sóc tiền sản thì các mẹ bầu cũng nên chú ý đến cả yếu tố siêu âm thai kỳ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy siêu âm không gây ra ảnh hưởng gì đáng kể đối với thai nhi. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều khuyến cáo rằng các mẹ bầu không nên quá lạm dụng siêu âm, siêu âm thai quá nhiều không chỉ tốn kém về mặt kinh tế mà còn mất rất nhiều thời gian.
Siêu âm chỉ phát hiện những bất thường về mặt hình thái (Ảnh minh họa).
Ngoài ra, siêu âm chỉ giúp phát hiện các bất thường về hình thái nghĩa là như chỉ phát hiện ra những gì nhìn thấy được chứ không chẩn đoán được các rối loạn về chức năng. Hoàn toàn có thể xảy ra các trường hợp hình thái của cơ quan không bình thường nhưng chức năng vẫn tốt và ngược lại. Vì vậy, cũng không nên quá lạm dụng.
Thời điểm siêu âm có hại cho thai nhi?
Việc siêu âm thai ngoài những mốc siêu âm quan trọng mẹ bầu bắt buộc phải kiểm tra và thăm khám theo chỉ định của bác sĩ thì vẫn có những thời điểm được chứng mình siêu âm có hại cho thai nhi. Cụ thể, khi thai dưới 8 tuần tuổi, tức là trong 2 tháng đầu của thai kỳ. Đây là thời điểm vàng để thai nhi tổ chức hình thành các bộ phận cơ thể, đặc biệt là cơ quan sinh dục, các hệ thần kinh trung ương. Do đó, không ai dám chắc chắn rằng bất kỳ loại tia hay sóng âm nào có trong quá trình siêu âm có thể trả lời cho câu hỏi siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Ngoài ra, có một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc siêu âm thai quá nhiều lần trong những mốc thời gian không thích hợp có thể dẫn đến nguy cơ làm giảm thính lực của thai nhi.
Khi nào nên hạn chế siêu âm thai
Ngoài những mốc siêu âm thai bắt buộc theo chỉ định của bác sĩ, mẹ bầu nên hạn chế siêu âm thai trong một số trường hợp sau: Siêu âm chỉ để khảo sát giới tính; Siêu âm chỉ để ghi nhận hình ảnh hay video của bé; Siêu âm mỗi tuần để biết bé có lên cân hay không…
Nên siêu âm bao nhiêu lần trong suốt thai kỳ?
Việc siêu âm là thực sự cần thiết trong thời gian mang thai, giúp kiểm tra sức khỏe của thai nhi và phát hiện sớm một số dị tật bất thường. Tuy nhiên, các mẹ bầu không nên vì quá lo lắng hay tò mò mà lạm dụng, thăm khám thai quá nhiều lần. Trong suốt thai kỳ, nếu không có gì bất thường thai phụ chỉ cần siêu âm 3 lần là đủ.
Đối với một thai kì bình thường, chỉ nên siêu âm 3 lần là đủ (Ảnh minh họa).
- Lần đầu vào tuần thai thứ 12-14 nhằm kiểm tra sức khỏe của phôi thai, số lượng thai, thai có phát triển bình thường hay không, dự tính ngày sinh…
- Lần 2 lúc vào lúc thai 21 – 24 tuần, để chẩn đoán và theo dõi thai nghén, kiểm tra chiều dài tứ chi, đường kính sọ não, các cơ quan nội tạng.
- Lần thứ ba vào tuần thai thứ 30 – 32 nhằm phát hiện những khác thường về hình thái, hình dáng, khối lượng nước ối, thai chết lưu…
Trường hợp đủ ngày sinh thai phụ nhưng vẫn không có dấu hiệu chuyển dạ có thể siêu âm thêm lần thứ 4, thứ 5 để đánh giá quá trình chuyển dạ, khối lượng nước ối…
Ngoài ra, để trực tiếp trả lời cho câu hỏi siêu âm nhiều có ảnh hưởng đển thai nhi hay không và hạn chế một số tình trạng đáng tiếc xảy ra, khi siêu âm, ngoài việc tìm đến các cơ sở tin cậy, mẹ bầu chỉ nên siêu âm ở các bác sỹ có chuyên môn về chẩn đoán hình ảnh sản phụ khoa.