Bà bầu có nên ăn thịt chó không khi nhiều người truyền tai nhau rằng, khi mang thai nếu mẹ ăn thịt chó thì con sinh ra sẽ mọc mọc mụn và nhiều lông (giống như những chú cún). Kinh khủng hơn, chúng còn mọc vết bớt xanh và tệ hơn nữa là… bị động kinh. Điều này đúng hay sai?
Đối với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là người Việt Nam ta thì thịt chó được liệt vào danh sách những món ăn “đặc sản”. Không phải ngẫu nhiên mà thịt chó được trao tặng “danh hiệu” này. Trong thịt chó có rất nhiều các chất dinh dưỡng, tốt cho cơ thể.
Cụ thể, theo Đông Y thịt chó có tính nóng, vị mặn, không độc. Các chất dinh dưỡng trong thịt chó bao gồm: Canxi, sắt, lipid, phootspho và đặc biệt rất giàu đạm cùng năng lượng. (Đây chính là lý do vì sao người già ăn nhiều thịt chó sẽ dẫn tới bệnh gút).
Liệu bà bầu có nên ăn thịt chó không?
Với nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi như vậy, liệu bà bầu có nên ăn thịt chó không?
Câu trả lời là không.
Các chuyên gia dinh dưỡng là người đưa ra lời khuyên này. Thịt chó chỉ tốt cho người bình thường, chứ không hề tốt cho bà bầu bởi tiêu thụ thịt chó trong thời gian này là cách nhanh nhất khiến bà bầu đầy bụng, khó tiêu và khiến lượng axit uric trong máu tăng cao. Đừng coi thường những tín hiệu này, bởi nó có thể khiến mẹ đối mặt với nguy cơ tiền sản giật đấy.
Mặc dù thịt chó là món khoái khẩu của một số người, song với bà bầu thì đây lại là nhóm thực phẩm cấm kị. Trong suốt thời gian chín tháng thai kì, bà bầu chỉ nên ăn tối đa… vài miếng thịt chó. Hoặc nếu không, hạn chế hoàn toàn vẫn là điều tốt nhất.
Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý tránh những món ăn kèm với thịt chó như: mắm tôm, rau sống… Nguyên nhân vì những món ăn này tiềm ẩn các nguy cơ gây đầy bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa…
Còn về việc mẹ bầu ăn thịt chó con sinh ra mọc nhiều lông hay có vết chàm… Điều này không có căn cứ, chưa được khoa học chứng minh. Bà bầu không nên ăn thịt chó chỉ bởi tác dụng về bệnh tật, chứ không phải bởi sinh con ra sẽ bị khiếm khuyết về ngoại hình.
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp cho bạn đọc câu trả lời “Bà bầu có nên ăn thịt chó hay không”? Hy vọng, thông qua bài viết bạn có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý để tốt cho cả mẹ lẫn thai nhi.